Viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu có nguy hiểm không?

cách trị viêm lợi khi niềng răng

Viêm loại chảy máu chân răng ở bà bầu có nguy hiểm không? Tuy vậy, chảy máu chân răng khi mang thai là vấn đề thường gặp và phải gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường người mẹ cần phải cẩn trọng để đảm bảo thai nhi phát triển an toàn Vì thế, cùng nha khoa My Auris tìm hiểu chi tiết về vấn đề dưới đây để quá trình mang thai luôn an toàn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng ở bà bầu 

Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu do sự thay đổi của cơ thể, cụ thể như:

  • Thay đổi Hormone: Thường bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone Estrogen và Progesterone tăng nhanh làm gia tăng lượng máu tới nướu làm ảnh hưởng đến tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng,..Tuy vậy, hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng 7, 8 và giảm dần ở tháng cuối của thai kỳ.
  • Thay đổi về Canxi: Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể khiến bà bầu thiếu nguy cơ canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và tăng nguy cơ sâu răng.
  • Thay đổi về chế độ dinh dưỡng: Những tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuất hiện các triệu chứng nôn, thèm ăn chua hoặc ăn ngọt hoặc ăn nhiều hơn bình thường,… Vì thế, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng trong thời kỳ mang thai. 
viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu
Viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Hiện nay không có bằng chứng minh rõ ràng về những ảnh hưởng viêm lợi đến sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn không tốt. Bên cạnh đó một số chuyên gia cho răng, tình trạng viêm nha chu có thể liên quan đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Sinh non 
  • Thai nhi nhẹ cân 
  • Các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật.

Những vấn đề này có thể là nguyên nhân tình trạng viêm lợi và do vi khuẩn gây bệnh với cơ thể. Tuy vậy, những vấn đề này vẫn chưa được công nhận rõ ràng. 

Một số dấu hiệu viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu 

Viêm nướu 

Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến, chiếm khoảng 60 – 70% trong số phụ nữ mang thai gặp vấn đề răng miệng. Viêm nướu có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Dấu hiệu dễ nhận biết là nướu sưng nề, đỏ, dễ chảy máu nhất là khi đánh răng.

Nguyên nhân do sự tăng cao của Hormone Progesterone và Estrogen trong thai kỳ và làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường khoang miệng. Nếu bạn không điều trị, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây ra tình trạng răng sâu và bị bệnh nha chu.

Viêm nha chu 

Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, lúc này các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng dẫn đến tình trạng răng lung lay và dẫn đến tình trạng mất răng. Ngoài ra, các hóa chất trung gian được tiết ra trong quá trình viêm nha chu làm ảnh hưởng đến nhai nhi do sự hạn chế dòng máu đến nhai thai.

viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu
Chảy máu răng khi đánh răng

U nhú thai nghén 

U nhú thai nghén sẽ phát triển ở 3 tháng giữa thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 2 – 10% thai phụ bị u nhú thai nghén. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện một u màu đỏ thường nằm ở nướu răng, tuy nhiên chúng có thể nằm vị trí khác trong miệng, có thể dễ bị chảy máu chân răng hoặc bị loét. Tuy nhiên, đây không phải là khối u ung thư. 

U nhú thai nghén sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý này cản trở việc ăn nhai, dễ bị chảy máu hoặc không bị biến mất sau khi sinh cần phải thăm khám bác sĩ để được cắt bỏ khối u.

Sâu răng 

Theo số liệu thống kê, khoảng 25% số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thường xuất hiện tình trạng sâu răng. Sâu răng là sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều đường và các vi khuẩn trong miệng làm phá hủy men răng. Tình trạng sâu răng thường xuất hiện các đốm trắng, sau đó phát triển thành lỗ sâu màu nâu. Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng áp – xe chân răng.

Cách điều trị viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu 

Làm thế nào để điều trị viêm lợi ở bà bầu và cách phòng ngừa hiệu quả. Tuy vậy, để làm giảm tình trạng này, bạn có thể tham khảo với một số gợi ý dưới đây:

Sử dụng nước súc miệng 

Ngoài việc đánh răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Qua đó, hạn chế nguy cơ bà bầu có thể bị chảy máu chân răng. Lưu ý bạn lựa chọn nước súc miệng không chứa cồn để tránh tình trạng khô miệng khi mang thai và tham khảo ý kiến của nha sĩ để tìm loại súc miệng phù hợp với bạn.

Cạo vôi răng 

Việc chải răng hằng ngày không thể loại bỏ hết vôi răng và các mảng bám. Nếu có nhiều vôi răng, nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng cho bạn bằng dụng cụ chuyên dụng để lấy cao răng nằm sâu ở dưới nướu.

Sử dụng thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm mảng bám, giúp nướu bớt sưng. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc bôi thuốc dạng gel, súc miệng.

Tuy nhiên, đối với mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh phải hết sức cẩn thận. Trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để điều trị viêm lợi khi mang thai. 

viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu
Cách chăm sóc răng trong thời gian thai kỳ

Chăm sóc răng miệng ở bà bầu 

Trước khi mang thai 

Nếu trước khi mang thai gặp các vấn đề về răng miệng, thì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng khi mang thai sẽ rất cao. Do đó, phụ nữ cần phải chăm sóc răng miệng trước khi có ý định mang thai bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt: 

  • Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, đặc biệt sử dụng kem đánh răng có chứa flour.
  • nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng 
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng. 

Trong thời kỳ mang thai 

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường có sự thay đổi bên trong cơ thể thường xuất hiện ợ chua, mệt và khó thể hoặc thay đổi thói quen ăn uống. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Dùng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng bằng nước sạch vì phụ nữ khi mang thai thường bị nghén trong vài tháng đầu.
  • Trong thời kỳ mang thai phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn nhiều đồ ngọt nhiều hơn so với bình thường. Do đó, dễ xuất hiện tình trạng sâu răng.
  • Khi khám nha khoa: Cần phải báo cho bác sĩ bạn đang mang thai ở giai đoạn nào để các bác sĩ có biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị sâu răng hoặc bất kỳ các loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Sau khi sinh 

  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,
  • Bổ sung canxi sau khi sinh. Vì canxi là thành phần chính giúp răng khỏe mạnh. Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần nhiều canxi, do vậy cần phải uống sữa và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi.
  • Trẻ mới sinh không có vi khuẩn gây sâu răng, nên khi hôn trẻ cần phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không nóm thức ăn cho trẻ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu. Từ đó, giúp bạn nhận biết được dấu hiệu về tình trạng viêm lợi cũng như mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý, giúp bạn có phương án điều trị kịp thời. Nếu bạn thắc mắc hoặc những câu hỏi liên quan đến vấn đề bệnh lý viêm lợi trong thời kỳ mang thai, đừng ngừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết!

Kim Dung

chat zalo
messenger