Trẻ nhỏ ăn kẹo bị sâu răng – 3 giải pháp hỗ trợ chính

Trẻ nhỏ ăn kẹo bị sâu răng - 3 giải pháp hỗ trợ chính

Tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ là vấn đề không còn quá xa lạ hiện nay. Loại bệnh lý này gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe của bé, nhưng cha mẹ lạ chưa biết cách xử lý như thế nào. Để giúp cha mẹ có hướng hướng chăm sóc răng miệng cho bé ăn kẹo bị sâu răng. Nha khoa My Auris sẽ chia sẻ toàn bộ các thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách điều trị răng sâu cho bé được hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây.

Vì sao các bé khi ăn kẹo bị sâu răng?

Bánh kẹo là món ăn khoái khẩu của nhiều em nhỏ, đặc biệt là các loại bánh kẹo ngọt được trang trí nhiều màu sắc, bắt mắt,… Tuy nhiên, thực phẩm này – ăn kẹo bị sâu răng chính là nguyên nhân khiến cha mẹ đau đầu. 

Vì sao các bé khi ăn kẹo bị sâu răng?
Vì sao các bé khi ăn kẹo bị sâu răng?

Tất cả các loại kẹo từ kẹo mút, kẹo dẻo, kẹo mềm,… đều có chứa một lượng đường rất lớn. Mặc dù đường không phải là thành phần khiến cho răng bị sâu, nhưng lại là tiền đề tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Khi các em nhỏ ăn kẹo, lượng đường sẽ bám dính vào kẽ răng hay các kẽ hở giữa các răng. Nếu sau khi bé ăn mà không đánh răng hay vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì lượng đường này sẽ chuyển thành các mảng bám, được tạo từ hỗn hợp nước bọt và vi khuẩn. Theo thời gian, mảng bám sẽ ăn mòn men răng và dẫn đến tình trạng sâu răng ở các em nhỏ.

Một phần nhỏ làm cho trẻ em hay ăn kẹo dễ bị sâu răng là do men răng của bé chưa được hình thành bền vững. Do đó, chúng dễ bị phá hủy kết cấu bởi vi khuẩn gây hại, từ đó dẫn đến các vấn đề bệnh lý răng miệng, trong đó có cả tình trạng sâu răng.

Ảnh hưởng của sâu răng đối với sức khỏe của trẻ

Sâu răng là bệnh lý phổ biến diễn ra ở trẻ em và cả người lớn, thực tế đây là vấn đề khá nguy hiểm. Nếu các bé ăn kẹo bị sâu răng và không được xử lý đúng cách có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe như:

Ảnh hưởng của sâu răng đối với sức khỏe của trẻ
Ảnh hưởng của sâu răng đối với sức khỏe của trẻ
  • Gây đau nhức, làm cho bé không ăn uống được và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của các bé.
  • Những cơn đau nhức sẽ khiến bé bị khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu giận, ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của các bé.
  • Nhổ răng sâu khi còn quá nhỏ hay sâu răng sữa có thể gây áp xe răng, ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn. 
  • Dễ gây tổn thương đến tủy răng của các bé, và phát sinh các biến chứng như viêm tủy, viêm hạch,…

Vì vậy, các mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bé và tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm, nếu bé có triệu chứng sâu răng như:

  • Xuất hiện các vết ố vàng, nâu
  • Xuất hiện các lỗ trắng li ti và dần chuyển thành màu đen.
  • Chân răng bị mòn dần và đổi màu theo thời gian.
  • Trẻ hay bị đau nhức hay ê buốt răng, biếng ăn và bỏ bữa và thậm chí là sốt cao.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng răng sâu cho bé

Sâu răng không những gây đau nhức, ê buốt và khó chịu, mà còn khiến trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương và suy dinh dưỡng. Chưa kể, tình trạng bé ăn kẹo bị sâu răng còn làm bé không thể ngủ ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ nên ngăn ngừa sâu răng cho bé trước khi tình trạng này xảy ra:

Biện pháp phòng ngừa tình trạng răng sâu cho bé
Biện pháp phòng ngừa tình trạng răng sâu cho bé

Dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách 

Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Trong thời gian đầu, cha mẹ nên chú ý hướng dẫn cách bé đánh răng chuẩn và theo dõi thường xuyên cho đến khi bé có thể tự đánh răng. 

Bởi nướu của bé còn yếu và nhạy cảm, do đó cha mẹ nên cho bé dùng bàn chải lông mềm nhằm tránh gây tổn thương cho nướu và chân răng. Sau vài tháng thì cha mẹ nhớ thay bàn chải mới cho bé.

Tập cho bé súc miệng với nước muối

Tập cho bé súc miệng với nước muối và hạn chế ăn quà vặt
Tập cho bé súc miệng với nước muối và hạn chế ăn quà vặt

Nước muối có tính sát khuẩn, chống viêm và có thể giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, gây tình trạng sâu răng. Do đó, cha mẹ nên tập cho bé súc miệng với nước muối để phòng tránh sâu răng cho bé ăn kẹo.

Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc tây hay tự pha nước muối loãng sử dụng tại nhà. Một điểm lưu ý nên pha ít muối và nhiều nước để tránh nước muối súc miệng quá mặn sẽ làm tê lưỡi của trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên cho con thăm khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn sử dụng nước muối chăm sóc răng miệng được đúng cách.

Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần 

Định kỳ 3 tháng hay 6 tháng bạn nên cho bé đi khám răng. Việc này sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của bé, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ cạo vôi răng và làm sạch các mảng bám lâu ngày trên răng. 

Vi khuẩn gây sâu răng sẽ không còn môi trường để phát triển. Việc thăm khám nha khoa thường xuyên còn giúp quá trình hình thành răng vĩnh viễn ở bé được thuận lợi diễn ra, ngăn tình trạng hô móm và răng mọc khấp khểnh gây ảnh hưởng thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, các bé khi bị sâu răng nên được thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, không cần đợi đến thời gian 6 tháng. Thông qua đó, bác sĩ có thể nắm chắc được tình trạng của bé và đưa ra hướng điều trị an toàn nhất, không ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Đồng thời, cha mẹ cũng cần chú ý việc ăn uống của con mỗi ngày. Cụ thể cần kiểm soát lượng quà vặt các bé ăn, tránh để bé ăn quá nhiều đồ ngọt cũng như tránh ăn trước khi đi ngủ. Điều này vừa gây khó tiêu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng bám hình thành, gây sâu răng nghiêm trọng.

Qua những thông tin mà nha khoa My Auris cung cấp, mong rằng có thể giúp bạn biết lý do vì sao bé ăn kẹo bị sâu răng. Nhìn chung, việc bảo vệ sức khỏe răng iệng của bé tránh khỏi sâu răng là điều không thể bỏ qua. Do đó, cha mẹ nên tập cho bé giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn mỗi ngày, hạn chế các loại đồ ăn ngọt, uống đồ có đá lạnh và nhai các vật cứng,… giúp hàm răng luôn trong trạng thái chắc khỏe và sáng bóng.

Yến Nhi

chat zalo
messenger