Những trường hợp không được niềng răng cần lưu ý

Những trường hợp không được niềng răng

Niềng răng là giải pháp đem đến tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng lý tưởng được nhiều người lựa chọn. Sau khi chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, khớp cắn chuẩn, tương quan hai hàm tốt sẽ đem đến nhiều lợi ích cho vẻ đẹp cũng như sức khỏe răng miệng. Thế nhưng, không phải ai cũng phù hợp niềng răng, chỉnh nha. Trong bài viết sau đây My Auris sẽ chia sẻ một số thông tin về những trường hợp không được niềng răng để tránh những hậu quả khôn lường. 

Tổng quan về phương pháp niềng răng, chỉnh nha

Về cơ bản có thể hiểu niềng răng là một phương pháp trong nha khoa. Phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng để sắp xếp, kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trước khi niềng răng sẽ phải trải qua quá trình thăm khám, để xem độ phù hợp với phương pháp. Bác sĩ chỉ định niềng răng áp dụng cho các vấn đề về sai lệch răng, khớp cắn không cân đối, không đúng chuẩn, hàm không tương quan. Từ đó, nhằm khắc phục nhược điểm, khuôn mặt đạt tính hài hòa, thẩm mỹ cao cũng như chức năng ăn nhai được tốt hơn. 

những trường hợp không được niềng răng
Tổng quan về phương pháp niềng răng, chỉnh nha

Niềng răng là cả một quá trình cần nhiều thời gian và công sức. Thời gian trung bình cho niềng răng kéo dài từ 1-2 năm, thậm chí 3 năm hay kéo dài hơn tùy vào mức độ sai lệch nặng. Do đó, thời gian niềng răng ở mỗi khách hàng có sự khác biệt. Đồng thời, niềng răng với thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tay nghề điều trị của bác sĩ và phương pháp chỉnh nha lựa chọn.

Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng chính: niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp. Trong đó, niềng răng cố định đa dạng bao gồm: mắc cài kim loại thường, mắc cài kim loại tự đóng, mắc cài sứ, mắc cài sứ tự đóng, mắc cài pha lê, mắc cài mặt lưỡi. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng cũng mang đến hiệu quả và thời gian điều trị khác nhau. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để niềng răng, chỉnh nha. Do đó, nếu răng sai lệch cần phải thăm khám thật kỹ để tránh thuộc nhóm những trường hợp không được niềng răng. Bởi các trường hợp này sẽ không mang đến hiệu quả mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. 

Các trường hợp được chỉ định niềng răng

Các khuyết điểm trên răng sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của răng. Từ đó, ăn nhai khó khăn, phát âm không chuẩn, gia tăng các vấn đề về khớp thái dương hàm. Thế nên, việc khắc phục càng sớm sẽ càng tốt để nâng cao sức khỏe răng miệng cũng như vẻ đẹp cho khuôn mặt, cùng nụ cười. Một trong những giải pháp khắc phục hoàn hảo với các trường hợp này chính là niềng răng, chỉnh nha. Sau đây là một số trường hợp cần chỉnh nha để cải thiện:

  • Răng hô vẩu, răng hàm trên mọc chìa ra trước ít hoặc nhiều. 
  • Răng móm, khớp cắn ngược khi đóng hàm thì răng hàm dưới chìa ra ngoài hàm trên.
  • Răng khểnh, răng mọc xiên, chếch lên cao so với các răng còn lại trên cung hàm.
  • Răng thưa khoảng cách các răng xa nhau, không sát khít. 
  • Răng sai khớp cắn như khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, cắn hở, cắn chéo,…
  • Răng mọc xếp chồng lên nhau
những trường hợp không được niềng răng
Răng mọc lệch, mọc xiên, sai khớp cắn – trường hợp được chỉ định niềng răng

Những trường hợp không được niềng răng cần lưu ý

Niềng răng chính là giải pháp được đánh giá tối ưu trong việc điều trị với những trường hợp kể trên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp mà cần phải xem xét tình trạng răng miệng thực tế. 

Nếu thuộc những trường hợp không được niềng răng dưới đây thì không nên chỉnh nha bởi sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Mắc bệnh nha chu quá nặng

Viêm nha chu là một trong những bệnh mà thuộc vào những trường hợp không được niềng răng. Viêm nha chu được xem bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng do xuất phát từ viêm nướu mãn tính. Thời gian lâu dần sẽ phát triển và phá hủy các mô nâng đỡ của răng. Một khi tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ gây nên tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng dẫn đến răng yếu dần. Và khi nướu bị tụt xuống đồng nghĩa chân răng không còn vững chắc nữa. 

Cho nên không thể niềng răng vì nếu niềng sẽ tác động lực dịch chuyển răng. Lúc này các răng bị nha chu sẽ không thể phát huy được tác dụng, thậm chí khiến răng lung lay và mất vĩnh viễn. 

Những trường hợp không được niềng răng – Răng giả, răng bọc sứ

Răng đã bọc sứ có niềng răng được không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Không phải tất cả các trường hợp bọc sứ đều không thể niềng răng mà còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Việc niềng răng cần xem xét thật kỹ nếu như răng sứ không được gắn chặt, đồng bộ với cùi răng thì khi kéo lực của niềng sẽ khiến răng sứ dễ bị bật ra ngoài. 

Đồng thời, răng sứ có độ bóng và nhẵn nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Do đó, không thể gắn mắc cài lên răng sứ để tác động lực niềng răng. 

những trường hợp không được niềng răng
Những trường hợp không được niềng răng – Răng giả, răng bọc sứ

Răng và xương hàm quá yếu

Trong những trường hợp không được niềng răng, đây là trường hợp khá đặc biệt mang tính cá nhân do cấu trúc và nền tảng xương hàm yếu. 

Niềng răng đòi hỏi răng và xương hàm phải khỏe mạnh nếu không thì khi dịch chuyển sẽ tạo gánh nặng cho răng hay không được an toàn và hiệu quả. Trường hợp này nếu như vẫn có thể dịch chuyển thì cũng không thể duy trì lâu dài. Theo thời gian lâu dần, răng sẽ bị chạy lại về vị trí cũ do lực ăn nhau hay những tác động từ bên ngoài. 

Những trường hợp không được niềng răng – Mắc bệnh lý toàn thân

Những người mắc một số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, tiểu đường, ung thư máu,… thì bác sĩ nha khuyên không nên thực hiện niềng răng. Bởi cơ thể không có khả năng chống lây nhiễm, hệ miễn dịch rất kém mà việc xử lý các vấn đề ở răng có thể tạo nên vết thương khó lành, khiến nhiễm trùng nặng hơn. 

Ngoài ra, do sự đau đớn, căng thẳng trong quá trình thực hiện mà có thể gây nên nhiều vấn đề nguy hiểm cho tính mạng như khó thở, tim đập nhanh, suy tim,… hay phát cơn động kinh bất cứ lúc nào. 

Đã trồng răng implant

Với những chiếc răng mất mà thực hiện cấy ghép implant thì cũng thuộc những trường hợp không được niềng răng. Bởi khi tiến hành kéo siết niềng sẽ có khả năng làm lung lay chân giả, đồng thời, độ chắc và tích hợp của trụ implant vào xương hàm lớn cũng có thể khiến lực kéo chỉnh nha thất bại. 

những trường hợp không được niềng răng
Đã trồng răng implant không được thực hiện niềng răng

Hy vọng với những thông tin trong bài viết giúp mọi người nắm được những trường hợp không được niềng răng. Từ đó, cân nhắc về tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe của chính mình trước khi quyết định thực hiện. Nếu vẫn còn băn khoăn, lo lắng, hãy liên hệ ngay với nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger