Mất răng cửa có niềng được không và cách điều trị là gì?

Mất răng cửa có niềng được không và cách điều trị là gì?

Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha hoàn hảo có thể khắc phục được những sai lệch của răng. Tuy nhiên, với một số người bệnh bị mất răng cửa và băn khoăn rằng mất răng cửa có niềng được không? Để giải đáp được câu hỏi này, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây. Bác sĩ chuyên môn chỉnh nha thuộc nha khoa My Auris sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến bạn.

Tìm hiểu về cơ chế niềng răng chỉnh nha

Niềng răng là kỹ thuật được nha khoa áp dụng phổ biến với mục đích điều trị các những khuyết điểm của răng hàm. Cụ thể là người có răng hàm hô, vẩu, móm, khấp khểnh hay những trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng như khớp cắn chéo, khớp cắn sâu.

Tìm hiểu về cơ chế niềng răng chỉnh nha
Tìm hiểu về cơ chế niềng răng chỉnh nha

Một số tình trạng răng không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hậu quả đáng lo ngại. Vậy nên niềng răng được xem như một giải pháp tối ưu để giúp sắp xếp các răng được thẳng hàng, giúp đưa khớp cắn về tỷ lệ chuẩn, bảo vệ sức khỏe của răng miệng bạn được tốt nhất.

Để thực hiện niềng răng, bác sĩ cần tiến hành gắn các khí cụ chỉnh nha lên răng gốm mắc cài, dây cung hay các khay niềng răng trong suốt tùy vào nhu cầu của từng người bệnh. Theo thời gian, lực của mắc cài, dây cung hay khay niềng tác động lên răng sẽ dần kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Thời gian chỉnh nha niềng răng sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh vì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và phương pháp chỉnh nha. Nhưng thường thời gian chỉnh nha sẽ dao động trong khoảng từ 18 đến 24 tháng, nếu răng bị sai lệch nghiêm trọng thì có thể niềng lên đến 36 tháng.

Giải đáp trường hợp mất răng cửa có niềng được không?

Mất răng cửa có niềng được không hay mất răng có niềng được không? Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên môn đến từ nha khoa My Auris, trong một số trường hợp vẫn có thể được chỉ định thực hiện niềng răng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, các răng có thể sát khít với nhau để lấp đầy khoảng trống do mất răng gây ra.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp không thể kéo răng lấp khoảng trống thì buộc phải tiến hành trồng răng bằng Implant hay cầu răng sứ để phục hình, sau đó mới kết hợp niềng răng chỉnh nha cho người bệnh.

Cụ thể, trường hợp mất răng cửa có niềng được không thì khi chiếc răng này mất, khoảng trống sẽ khá lớn nên thường bác sĩ chỉ định niềng răng kết hợp phục hình. Kỹ thuật niềng răng sẽ được thực hiện trước, lúc này giúp giữ cố định khoảng trống mất răng thì bác sĩ cân nhắc sử dụng khí cụ định hình hàm cho người bệnh. Như vậy, sau khi niềng răng vẫn đảm bảo có đủ diện tích để phục hình răng được ổn định, thẩm mỹ về sau.

Giải đáp trường hợp mất răng cửa có niềng được không?
Giải đáp trường hợp mất răng cửa có niềng được không?

Giải pháp phục hình tốt nhất cho trường hợp mất răng

Mất răng cửa có niềng được không đã có câu trả lời vẫn có thể thực hiện được, nhưng bạn cần cân nhắc cho mình một phương pháp phục hình tối ưu nhất. Răng cửa là răng dễ nhìn thấy nhất trên cung hàm nên có yêu cầu cao liên quan đến thẩm mỹ, bạn cần được khôi phục sớm để bảo vệ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai được hiệu quả.

Hiện nay đang có 2 phương pháp trồng răng hiệu quả là bắc cầu răng sứ và trồng răng Implant. Trong đó kỹ thuật phục hình bằng Implant được ưu tiên hơn vì nó không cần thực hiện mài răng như cầu răng sứ, làm tăng nguy cơ hư hại những chiếc răng khỏe mạnh.

Giải pháp phục hình tốt nhất cho trường hợp mất răng
Giải pháp phục hình tốt nhất cho trường hợp mất răng

Mất răng có niềng được không sẽ được thực hiện kết hợp cùng phục hình bằng Implant, phương pháp phục hình tương tự như chiếc răng thật. Cấu tạo bao gồm trụ răng Implant, khớp nối Abutment, các mão răng sứ.

Để thực hiện trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cần tiến hành cấy trụ răng vào trực tiếp xương hàm, sau khoảng từ 3 đến 6 tháng trụ răng tích hợp tốt với xương hàm thì bác sĩ mới tiến hành lắp mão răng sứ lên trên, hoàn thành quá trình điều trị cho người bệnh.

Răng Implant sau khi kết hợp điều trị cho tình trạng mất răng cửa có niềng được không sẽ vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao giúp bạn có thể tự tin với nụ cười của mình. Đồng thời răng Implant có độ bền cao, tuổi thọ răng lên đến 25 năm, có trường hợp có thể sử dụng được vĩnh viễn nếu người bệnh biết cách chăm sóc răng miệng tốt.

Đối với trường hợp muốn niềng răng khi bị mất răng cửa thì bác sĩ sẽ cần đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho cả quá trình niềng, cũng như phục hình sau này. Khi đó quá trình điều trị của bạn sẽ được cải thiện cả tình trạng sai lệch răng và khớp cắn. Bên cạnh đó mang lại kết quả phục hình răng hiệu quả, ngăn chặn được các biến chứng không mong muốn do tình trạng mất răng gây ra.

Mất răng gây hậu quả gì nếu không thực hiện phục hình sớm?

Mỗi răng ở từng vị trí khác nhau đều có tác dụng nâng đỡ cho những răng còn lại, giúp cho tác động cắn, xé, ăn nhai được ổn định và cấu trúc khuôn mặt được cân đối. Nếu bị mất răng nhất là răng cửa sẽ để lại các hậu quả khá nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

Mất răng gây hậu quả gì nếu không thực hiện phục hình sớm?
Mất răng gây hậu quả gì nếu không thực hiện phục hình sớm?

Mất răng có niềng được không là câu hỏi cũng như một giải pháp mà được nhiều người bệnh áp dụng điều trị. Nếu mất răng cửa bạn có thể được kết hợp thêm phục hình để quá trình điều trị được tốt nhất. Trong trường hợp không phục hình sớm sẽ mang đến nhiều hậu quả sau:

  • Gây khó khăn trong quá trình ăn nhai và tiêu hóa thức ăn: Khi mất răng khiến cho lực cắn xe yếu, lượng thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường ruột.
  • Khả năng phát âm của người bệnh cũng bị ảnh hưởng: Mất răng dù là răng cửa hay răng hàm cũng gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của bạn. Điều này gây cản trở khi giao tiếp hàng ngày.
  • Gây mất thẩm mỹ: Răng cửa nằm tại vị trí dễ nhìn thấy trên cung hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nụ cười. Tình trạng mất răng để lâu sẽ gây hóp má, tiêu xương hàm, gương mặt dần xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn,…
  • Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm: Những khoảng trống tại vị trí mất răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Dẫn đến những bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu,… gây hại đến những răng còn lại trên cung hàm.
  • Gây nhiều biến chứng như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương hàm,…

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tham khảo qua câu trả lời cho câu hỏi mất răng cửa có niềng được không. Hiện không phải ai cũng được chỉ định điều trị như ý muốn, để biết chính xác bản thân có thể thực hiện điều trị với cách nào, tốt nhất bạn hãy thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị tốt nhất, với phác đồ điều trị phù hợp.

Yến Nhi

chat zalo
messenger