Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng đã mất, hiện đại nhất hiện nay. Thành công của ca trồng răng Implant ngoài tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất…thì 40% thành công còn lại được quyết định bởi: chế độ chăm sóc răng miệng của khách hàng sau khi thực hiện.
Để chăm sóc Implant thật tốt, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây, để đề phòng viêm nhiễm chân răng Implant sau khi cấy ghép răng nhé!
Mục Lục
1. Tại sao phải chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép răng Implant?

Bất kỳ phương pháp thẩm mỹ răng hay trồng răng giả nào, muốn đạt hiệu quả sử dụng tối đa và kéo dài thời gian sử dụng, đều cần biết cách chăm sóc đúng cách. Tránh xảy ra viêm nhiễm, để lại những hậu quả đáng tiếc về sau như: răng bị hư hại, không chỉ tốn chi phí làm răng mới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.
Đối với phương pháp trồng răng Implant, chế độ chăm sóc cũng cực kỳ nghiêm ngặt. Nếu biết cách chăm sóc hợp lý, sẽ có thể ngăn ngừa tối đa tình trạng viêm chân răng và giúp trụ răng tồn tại vĩnh viễn.
Vì Implant là một chiếc răng giả, thay thế hoàn toàn chức năng và thẩm mỹ y như răng thật. Nên bạn cũng cần có chế độ chăm sóc hợp lý, để giúp trụ Implant luôn chắc khỏe, tránh gây ảnh hưởng đến những răng còn lại.
Viêm quanh trụ răng Implant là hiện tượng vùng lợi tại vị trí cấy trụ răng bị sưng đỏ, đau nhức, chảy máu, mủ…tiêu xương quanh trụ Implant, hậu quả nặng nhất là trụ răng bị lung lay, thậm chí rớt khỏi hàm.
Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn cần đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh tình trạng Implant bị đào thải.
2. Nguyên nhân gây viêm chân răng Implant là do:

Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, thức ăn hay thừa vẫn tồn đọng trên răng, vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ra hiện tượng viêm chân răng Implant.
Bệnh nhân ghép răng mà sử dụng chất kích thích: hút thuốc lá, uống rượu bia trước và sau 2 tháng ghép răng, cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm trụ răng.
Quy trình trồng răng thực hiện không đúng kỹ thuật, dụng cụ y tế khử trùng chưa đúng tiêu chuẩn, khiến trụ răng dễ bị viêm nhiễm sau khi cấy ghép.
Viêm nhiễm trụ Implant còn xảy ra do xương hàm bị tiêu quá nhiều, nhưng không cấy ghép thêm mà cố tình cắm trụ lên, khiến trụ không có khả năng tích hợp với xương, gây viêm nhiễm và trụ răng bị đào thải.
3. Viêm chân răng Implant để lại hậu quả gì?
Khi bị viêm chân răng Implant, bạn sẽ phải đối diện với những vấn đề sau:
- Xương hàm bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng. Khiến trụ răng bị đào thải.
- Là nguyên nhân gây viêm lợi, áp xe răng, nhiễm trùng vùng cuống răng.
- Hậu quả nặng hơn của viêm chân răng là xương quanh răng bị tiêu dần, trụ răng dần lỏng lẻo, bắt buộc phải gỡ trụ răng đã cấy ghép để ghép lại.
4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép Implant

Sau khi trồng răng Implant bạn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng hợp lý. Chỉ cần chăm sóc như răng thật, tùy vào tình trạng, sức khỏe răng miệng,… bác sĩ sẽ lưu ý thêm cho từng trường hợp, để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, giúp hiệu quả trồng răng đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể là:
Trước khi ghép răng, cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, tránh ảnh hưởng đến răng còn lại.
Sau khi ghép răng, có thể bạn sẽ cảm thấy sưng tấy và đau nhức, là do trong quá trình cấy ghép, bác sĩ sẽ lật vạt nướu để cấy trụ vào xương hàm rồi khâu lại. Nên tình trạng sưng và đau nhức sau khi ghép răng là khó tránh khỏi. Lúc này, bạn có thể chườm lạnh vào vùng má, tại vị trí bị sưng.
Nếu chỗ ghép răng bị chảy máu, thì cắn chặt bông gòn để cầm máu, không súc miệng quá mạnh hoặc tác động đến vùng ghép răng, để ổn định vết thương.
Sau khi thuốc tê tan hết, bạn sẽ có cảm giác đau nhức tại vùng cấy trụ. Bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
Tuyệt đối không dùng lưỡi, tay hay bất cứ vật gì… chạm vào vết mổ. Vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian lành thương, thậm chí còn gây viêm răng, nhiễm trùng.
Nếu người trồng răng trước đó phải nâng xoang, ghép xương thì sau phẫu thuật không nên sử dụng ống hút, không xì mũi và hắt hơi quá mạnh, tránh di chuyển bằng máy bay sau phẫu thuật. Nếu bị viêm xoang, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Để quá trình tích hợp giữa xương và trụ được đảm bảo, người ghép răng cần lưu ý chế độ ăn uống như sau: chỉ được ăn những đồ ăn mềm…tránh đồ ăn dai, cứng,…gây ảnh hưởng đến trụ răng mới ghép. Tránh để thức ăn rơi vào vị trí trụ răng.
Không hút thuốc, uống rượu bia… sau khi trồng răng, tránh hiện tượng trụ răng bị đào thải hoặc chảy máu khiến vết thương khó lành.
Không chải răng bằng bàn chải cứng, vì sẽ gây tổn thương nướu, ảnh hưởng đến vị trí mới phẫu thuật.
Sau khi phục hình mão sứ lên trên trụ, những ngày đầu nên ăn thực phẩm mềm để răng ổn định và quen dần.
Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, không chải răng quá mạnh vì gây tổn thương. Tránh để xảy ra tình trạng lở loét, vì dễ gây viêm chân răng. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám.
Có thể đeo dụng cụ bảo vệ răng khi ngủ, để tránh tình trạng nghiến răng, gây ảnh hưởng đến chất lượng răng.
Khám răng định kỳ theo lịch tái khám của bác sĩ, để theo dõi tình trạng răng, vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng, cũng như kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.
Trồng răng Implant không phải ca phẫu thuật đơn giản. Để đảm bảo thành công của ca cấy ghép, ngoài máy móc, trang thiết bị, tay nghề bác sĩ thì cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng góp phần vô cùng quan trọng. Bạn hãy thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng theo hướng dẫn của bác sĩ, để kết quả trồng răng đạt hiệu quả tốt nhất nhé!