[Giải đáp] 10+ điểm giúp giải đáp niềng răng lợi và hại

[Giải đáp] 10+ điểm giúp giải đáp niềng răng lợi và hại

Niềng răng là kỹ thuật hỗ trợ cải thiện các khuyết điểm răng hô, móm, khấp khểnh,… nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tăng sự tự tin cho người niềng. Tuy nhiên, bất kỳ kỹ thuật nào cũng sẽ có hai mặt ưu và nhược điểm. Niềng răng lợi và hại chính là yếu tố giúp nhiều người xác định bản thân có nên thực hiện niềng hay không. Cùng nha khoa My Auris tham khảo một số thông tin sau để có lời giải đáp chính xác nhất.

Giải đáp niềng răng lợi và hại ở điểm nào?

Dù niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến, mang đến nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng hiện vẫn có không ít thắc mắc về chủ đề niềng răng lợi và hại như thế nào. Theo các chuyên gia, bác sĩ, phương pháp niềng sẽ mang đến các điểm lưu ý sau:

Giải đáp niềng răng lợi và hại ở điểm nào?
Giải đáp niềng răng lợi và hại ở điểm nào?

Lợi ích khi thực hiện niềng răng

  • Cải thiện chức năng ăn nhai cho người bệnh: Răng có vai trò chính trong việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Nếu răng khấp khểnh, không đều hay bị sai lệch khớp cắn thì khả năng ăn nhai sẽ kém đi, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, buộc chúng làm việc nhiều hơn. Do đó, sau khi chỉnh nha, khả năng ăn nhai được cải thiện hiệu quả.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt: Khung xương hàm sau khi niềng răng sẽ trở nên cân xứng hơn, nhờ đó mà gương mặt trở nên hài hòa, thon gọn hơn trước. Hàm răng khắc phục được những khuyết điểm trở nên đều hơn, nâng cao tính thẩm mỹ và từ đó trở nên rạng rỡ, tươi sáng, tự tin.
  • Thuận tiện chăm sóc và vệ sinh răng miệng: Niềng răng sẽ giúp răng đều, dễ vệ sinh răng miệng hơn. Bàn chải có thể len lỏi vào các kẽ răng dù là vị trí khó nhất.
  • Hạn chế phải thực hiện trồng răng giả: Sau khi hoàn thành chỉnh nha, các răng được sắp xếp sát khít nhau. Do đó, trường hợp khách hàng bị mất răng do tai nạn ngoài ý muốn thì các vị trí trồng sẽ được lấp đầu nhờ vào niềng răng. Thao tác trồng răng giả sẽ không cần phải thực hiện nữa.
  • Phòng tránh các bệnh răng miệng: Khi răng mọc không đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc kẹt thức ăn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Theo thời gian, bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,… sẽ diễn ra. Do đó, niềng răng sớm sẽ phòng tránh được các bệnh lý răng miệng.
  • Khắc phục khả năng phát âm: Thực tế, giọng nói được chi phối bởi lưỡi, răng và môi. Do đó, tình trạng răng mọc không đều sẽ khiến cho giọng nói bị ngọng, khó nghe, phát âm khó khăn. Sau khi thực hiện chỉnh nha, răng sẽ dịch chuyển đến vị trí phù hợp, khớp cắn chuẩn. Từ đó, quá trình phát âm cũng dễ dàng hơn, các kỹ năng giao tiếp từ đó cũng cải thiện nhanh chóng.

Một số tác hại gặp phải khi niềng răng sai cách 

Bất kỳ phương pháp nào cũng có tốt và xấu, niềng răng lợi và hại chính là điểm mà nhiều người không nên bỏ qua. Nếu đã biết về các lợi ích mà phương pháp mang lại, bạn cần điểm qua một số tác hại sau:

Một số tác hại gặp phải khi niềng răng sai cách 
Một số tác hại gặp phải khi niềng răng sai cách
  • Mất canxi răng: Tác hại phổ biến chính là răng bị mất canxi, hậu quả đáng lo ngại của quá trình sử dụng quá nhiều đồ ăn chứa đường, có tính axit cao trong các bữa ăn. Theo thời gian, vi khuẩn tấn công mạnh khiến men răng bị mài mòn. Kéo theo lượng khoáng chất canxi của răng bị hao hụt, thậm chí mất đi.
  • Sâu răng: Khi niềng, bác sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài cố định, điều này dẫn đến bàn chải khó di chuyển vào các góc nằm sâu trong từng kẽ răng. Việc vệ sinh không thể toàn diện, đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng. Đã có không ít người bị sâu răng khi niềng, do đó hãy chú ý nhiều hơn vào vệ sinh, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm máy tăm nước để tăng tính hiệu quả làm sạch.
  • Gây dị ứng trong khi niềng: Khi niềng với mắc cài kim loại, chất liệu có thể gây phản ứng tiêu cực đến người cơ cơ địa dị ứng. Do đó, nếu có nhu cầu niềng, bạn cần tránh sử dụng mắc cài loại này nhé!. Bên cạnh đó, niềng răng còn có khả năng gây dị ứng trong quá trình sử dụng dây thun, tuy nhiên trường hợp không phổ biến, chỉ xảy ra ở một số người. Niềng răng lợi và hại lúc này sẽ có nhược điểm gây rụng răng sớm!
Niềng răng không đúng kỹ thuật có thể làm răng dịch chuyển về vị trí cũ
Niềng răng không đúng kỹ thuật có thể làm răng dịch chuyển về vị trí cũ
  • Tiêu chân răng – tác hại phổ biến, biểu hiện dễ nhận thấy là chân răng dần mài mòn, đồng thời quá ngắn đi trong lúc chỉnh nha. Thực tế, việc tiêu chân răng không ảnh hưởng quá tiêu cực đến sức khỏe răng miệng!
  • Cứng khớp: Tác hại của niềng răng khá ít gặp, nếu không qua các xét nghiệm cụ thể, chụp X-quang và bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thăm khám thì khó có thể phát hiện ra. Khác với những hậu quả khác nảy sinh trong lúc niềng, cứng khớp xuất hiện ngay từ đầu, trước lúc niềng răng.
  • Răng dịch chuyển về vị trí cũ:  Tác hại của niềng thực hiện dưới bàn tay bác sĩ chuyên môn kém. Điều này thường khách hàng sẽ không nhận biết được ngay khi hoàn thành chỉnh nha. Thế nhưng, càng về sau quá trình nghiền nhai của hàm càng yếu hơn, từ đó răng dễ đau và rụng sớm. Tình trạng này thường xảy ra khi bác sĩ dùng lực quá mạnh, tác động đến răng gây sai khớp, tụt lợi. Bên cạnh đó, khách hàng đeo hàm duy trì không đủ thời gian kéo theo đó là làm răng bị xô lệch. Do đó, tuy đã kết thúc niềng nhưng khách hàng vẫn nên tuân thủ đúng thời gian đeo hàm, ngăn ngừa hậu quả khó lường.

Những trường hợp cần thực hiện niềng răng 

Nếu bạn đang phân vân tình trạng răng miệng của mình có nên niềng răng hay không, hoặc niềng răng lợi và hại thế nào. Nếu bạn thuộc trong các trường hợp sau, hãy thăm khám với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn điều trị an toàn.

Những trường hợp cần thực hiện niềng răng 
Những trường hợp cần thực hiện niềng răng
  • Răng hô: Răng cửa hàm trên nằm quá xa về phía trước so với hàm dưới.
  • Răng móm: Răng cửa hàm dưới nằm quá xa về phía trước so với hàm trên.
  • Răng thưa: Răng mọc xa nhau, không sát khít sau trên cung hàm, khiến bạn bị mất tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.
  • Răng khấp khểnh thường xuất phát bởi cấu trúc xương hàm, cách chăm sóc, can thiệp chỉnh nha sai thời điểm.
  • Răng cắn chéo: Răng trên không khớp cùng răng dưới.
  • Răng cắn hở: Khi hàm trên cùng với hàm dưới cắn lại xuất hiện khoảng hở giữa các bề mặt cắn của răng cửa.
  • Khe hở răng cửa giữa: Răng cửa hàm trên không thẳng hàng với răng cửa giữa hàm dưới, hình thành các khoảng hở.
  • Răng sai khớp cắn: Tình trạng sai khớp cắn thường gặp là khớp cắn gối đầu, khớp cắn ngược, răng mọc chen chúc,…

Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn biết được các điểm niềng răng lợi và hại hiện nay. Thực tế, nếu thực hiện niềng răng ở nha khoa uy tín, bạn sẽ không cần lo lắng việc gặp các nhược điểm trong chỉnh nha. Do đó, tốt nhất bạn cần chú ý tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng an toàn, đảm bảo được kết quả cuối cùng mang lại là cải thiện tốt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai!

Yến Nhi

chat zalo
messenger