Cầu răng sứ truyền thống và 3 loại cầu sứ khác

Cầu răng sứ truyền thống

Cầu răng sứ là phương pháp được chỉ định trong trồng răng, phục hình răng đã mất được nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp mang đến tính thẩm mỹ cao cũng như khôi phục khả năng ăn nhai đáng kể. Để tìm hiểu về cầu răng sứ truyền thống cũng như các loại cầu sứ khác, hãy cùng nha khoa My Auris theo dõi bài viết sau đây.

Cầu răng sứ truyền thống là gì?

Cầu răng sứ truyền thống còn được gọi là trồng răng sứ bắc cầu – đây là phương pháp trồng răng sứ ra đời sớm hơn các cầu sứ khác trong phục hình, khôi phục răng đã mất. Để thực hiện cầu răng sứ truyền thống, các răng lân cận răng mất phải thật chắc khỏe mới đủ điều kiện làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. 

Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng làm trụ đến tỷ lệ phù hợp, sau đó tiến hành lấy dấu răng, dấu hàm để chế tác cầu sứ phù hợp. Số răng trên cầu sứ phụ thuộc vào số răng mất, nếu mất răng càng nhiều thì dãy răng sứ càng nhiều răng. Tuy nhiên, cầu răng sứ truyền thống chỉ mang đến hiệu quả với trường hợp mất từ 2-4 răng, càng nhiều răng cầu sứ không đảm bảo. Các răng trên cầu sứ liền kề nhau, có màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự như răng thật nên mang đến thẩm mỹ cao. 

Cầu răng sứ truyền thống là gì?
Cầu răng sứ truyền thống là gì?

Chẳng hạn trường hợp mất 1 răng, dãy cầu sứ gồm 3 răng với 2 răng ở đầu cầu sẽ làm trụ nâng đỡ còn răng chính giữa sẽ thay thế răng mất. 

Khi điều chỉnh cầu sứ phù hợp, sẽ được cố định bằng cement nên không thể tự ý tháo răng sứ ra. 

Vật liệu làm cầu răng sứ truyền thống có 2 loại chính:

  • Cầu răng toàn sứ: được 100% vật liệu sứ, màu sắc sáng, trong, phản quang như răng thật, độ cứng và bền chắc tốt đảm bảo chịu lực ăn nhai hiệu quả. 
  • Cầu răng sứ kim loại: khung sườn kim loại hay titan, lớp ngoài phủ sứ. Răng sứ này đảm bảo độ cứng chắc cho ăn nhai nhưng tính thẩm mỹ và độ bền không cao. Bởi nhanh bị oxy hóa gây đen viền nướu. 

Tùy vào tình trạng, vị trí răng, điều kiện kinh tế, nhu cầu, sở thích mà bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng lựa chọn vật liệu sứ để làm cầu răng sứ phù hợp. 

Làm cầu răng sứ truyền thống có tốt không?

Cầu răng sứ là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn trong trồng răng khắc phục tình trạng mất răng bởi nhiều ưu điểm như sau: 

  • Phục hồi chức năng ăn nhai đáng kể: cầu răng sứ truyền thống khôi phục khoảng 60-70% lực ăn nhai của răng thật, đảm bảo ăn nhai thoải mái, cảm nhận thức ăn tốt. 
  • Tính thẩm mỹ cao: màu sắc răng sứ, kích thước và hình dáng tương tự như răng thật, nên khi trồng răng không chỉ che lấp khoảng trống mất răng mà còn mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng miệng. 
  • Thời gian thực hiện nhanh: chỉ mất khoảng 2-3 ngày hoàn thành. Trong đó, chỉ cần đến nha khoa 2 lần, lần 1 thăm khám, kiểm tra và lấy dấu hàm, lần 2 gắn răng sứ cố định trên cung hàm. 
  • An toàn cho cơ thể: răng sứ titan và răng toàn sứ chất liệu an toàn, khả năng tương thích sinh học cao, không gây dị ứng, kích ứng môi trường khoang miệng.
  • Chi phí tương đối thấp: so với trồng răng implant, cầu răng sứ truyền thống có mức giá khá phù hợp với nhiều đối tượng. Chi phí này phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu sứ làm cầu sứ.
Làm cầu răng sứ truyền thống có tốt không?
Làm cầu răng sứ truyền thống có tốt không?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, cầu răng sứ truyền thống vẫn tồn tại một số nhược điểm mà nhiều người cần cân nhắc trước khi thực hiện:

  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm: do đó, sau thời gian mật độ xương hàm suy giảm dẫn đến nhiều tình trạng như: tụt nướu, lộ chân răng vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho thức ăn nhồi nhét khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh. 
  • Khó vệ sinh: nhất là bên dưới cầu răng sứ, nếu vệ sinh không kỹ sẽ khiến cho mảnh vụn thức ăn, mảng bám nhồi nhét tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công. 
  • Xâm lấn răng thật: kỹ thuật mài răng là bắt buộc trong cầu răng sứ truyền thống. Tuy nhiên, việc mài răng sẽ khiến cho răng thật yếu đi, dần dần gia tăng nguy cơ gãy rụng, dẫn đến mất răng vĩnh viễn. 

Các loại cầu răng sứ khác hiện nay 

Bên cạnh cầu răng sứ truyền thống, hiện nay còn một số loại cầu răng sứ khác nhằm đáp ứng phục hình cho nhiều trường hợp mất răng khác:

Cầu răng sứ đèo

Cầu răng sứ đèo còn gọi là cầu răng sứ với – một loại cầu răng sứ cố định mà trong đó các răng làm trụ chỉ nằm ở một đầu chứ không 2 bên như cầu sứ truyền thống. 

Trường hợp áp dụng

  • Có thể thực hiện kỹ thuật này cho răng cửa bị thiếu
  • Trường hợp kế răng mất chỉ có 1 răng chắc khỏe đủ điều kiện để làm trụ nâng đỡ
  • Trường hợp một bên răng trụ đã có trồng răng giả mà khách hàng lại không muốn phá bỏ

Ưu điểm 

  • Bảo vệ răng thật do cần ít răng trụ hơn
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, ổn định cung răng
  • Chi phí không cao 

Nhược điểm

  • Độ dài của cầu sứ hạn chế, thường chỉ một nhịp 
  • Không phù hợp phục hình cho răng hàm cần lực ăn nhai nhiều vì dễ ảnh hưởng trụ răng thật. 
  • Phải chọn vật liệu sứ tốt để tránh biến dạng. 
  • Lực tác động vào nhịp cầu có nguy cơ làm nghiêng răng trụ, đặc biệt là khi răng trụ ở phía xa nhịp cầu. 
Cầu răng sứ đèo
Cầu răng sứ đèo

Cầu răng sứ cánh dán

Cầu răng sứ này có cấu tạo 2 phần: răng sứ giả và một dải kim loại (cánh dán). Cánh dán kim loại ở 2 bên cạnh răng giả sẽ được cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, cánh dán sẽ được dán vào mặt trong của răng. 

Trường hợp áp dụng 

  • Chủ yếu được chỉ định phục hình vùng răng trước và những trụ răng phải đảm bảo khỏe mạnh. 
  • Cầu răng sứ cánh dán chỉ được dùng để thay thế tạm thời trong trường hợp đợi răng implant lành lại hay khi chưa đủ 18 tuổi và đang đợi cho răng phát triển toàn diện trước khi trồng implant. 

Ưu điểm

  • Kỹ thuật thực hiện đơn giản 
  • Khả năng bảo tồn răng thật cao, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm so với cầu răng sứ truyền thống. 

Nhược điểm

  • Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng kỹ cân nhắc và xem xét kỹ thuật này có phù hợp không
  • Phần kim loại cánh dán có thể xuống cấp nhanh khiến trụ răng tối màu, mất thẩm mỹ, thậm chí còn có khuynh hướng hủy liên kết giữa các nhịp cầu. 
  • Không dùng cho trường hợp khớp cắn sâu và khớp cắn chéo.
Cầu răng sứ cánh dán
Cầu răng sứ cánh dán

Cầu răng sứ trên trụ implant 

Đây là sự kết hợp giữa cầu răng sứ và trồng răng implant. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cấy trụ implant vào trong xương hàm, sau đó gắn cầu sứ lên trên. Trụ implant đóng vai trò như chân răng thật giúp nâng đỡ cầu sứ. 

Trường hợp áp dụng

  • Mất 3 răng: phù hợp với răng hàm hay răng cửa như thiếu hổng xương nhiều
  • Mất 4 răng: có thể chọn đặt 4 trụ implant, 3 trụ hay 2 trụ làm cầu răng sứ gánh cho 4 răng mất.
  • Mất nhiều răng: bác sĩ có thể tư vấn giải pháp implant cách quãng, chẳng hạn mất 5-6 răng sẽ đặt 3 trụ implant, mất 7-8 răng sẽ đặt 4 trụ,… 

Ưu điểm

  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng
  • Không ảnh hưởng, xâm lấn các răng lân cận 
  • Tuổi thọ cao, thậm chí dùng suốt đời.  
  • Tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cao 

Nhược điểm 

  • Nếu đặt quá nhiều trụ implant gần như có thể gây biến chứng, nguy cơ đào thải cao.
  • Không áp dụng cho trẻ dưới 17 tuổi, phụ nữ mang thai hay những người không đủ điều kiện sức khỏe, mắc bệnh: tâm thần, tiểu đường, máu khó đông, nghiện thuốc lá nặng,… 
Cầu răng sứ trên trụ implant 
Cầu răng sứ trên trụ implant

Hy vọng qua bài viết mọi người hiểu hơn cầu răng sứ truyền thống và các cầu sứ khác. Từ đó, cân nhắc tình trạng lựa chọn phương pháp phục hình hiệu quả. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để được tư vấn và đặt thăm khám sớm nhất nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger