4 Cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản tại nhà và dễ áp dụng

cách chữa nhiệt lưỡi

Bạn đã bao giờ bị nhiệt lưỡi khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn uống hoặc trong giao tiếp hằng ngày? Hay bạn đã từ chối những cuộc vui cùng với hội bạn bè với sức khỏe của bạn đang gặp khó khăn, nhất là đang trong tình trạng nhiệt lưỡi. Bài viết này sẽ chia sẻ bí quyết cách chữa nhiệt lưỡi có thể áp dụng với mọi người, giúp bạn xoa dịu cơn đau rát và tận hưởng cuộc sống bất tận cùng với bạn bè, người thân.

Nhiệt lưỡi là gì?

Nhiệt lưỡi là tình trạng loét niêm mạc miệng, thường gây ra tình trạng đau đớn và tái phát nhiều lần. Hình dáng của các vết loét có hình tròn, lành tính, không lây và có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc theo từng cụm. Nhiệt lưỡi không gây hại đến sức khỏe nhưng lại kèm theo cảm giác khó chịu, đặc biệt là cảm giác đau làm ảnh hưởng đến tinh thần và chế độ ăn uống hằng ngày. Hầu hết các trường hợp này, mỗi đợt nhiệt miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày. 

Nhiệt lưỡi xảy ra do kết quả của rối loạn chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào T và sự phá hủy của biểu mô niêm mạc qua trung gian bạch cầu trung tính và tế bào mast. 

Hơn nữa, nhiệt miệng thường xảy ra ở trên niêm mạc miệng không sừng hóa như dọc theo bề mặt môi hoặc miệng, miệng, mặt bụng, bên của lưỡi,.. Do vậy, cách tốt nhất để xoa dịu cơn khó chịu này chính là tìm cách chữa nhiệt lưỡi có tác dụng nhanh chóng.

cách chữa nhiệt lưỡi
Nhiệt lưỡi gây ra cảm giác đau rát, khó chịu

4 Cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản tại nhà và dễ áp dụng 

Bất kỳ ai cũng trải qua cảm giác đau rát của triệu chứng nhiệt lưỡi. Mặc dù, chúng có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng trường hợp kéo dài quá lâu sẽ kèm theo khó chịu hoặc do một số dấu hiệu của bệnh lý cần phải thăm khám để tìm ra nguyên nhân bệnh. Dưới đây là một số cách trị nhiệt lưỡi đơn giản dưới đây:

Sử dụng mật ong tươi 

Mật ong được biết đến có công dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Điều này có thể làm giảm cảm giác sưng đỏ, đau rát của vết loét lưỡi. Hơn nữa, mọi người có thể điều trị nhiệt lưỡi bằng mật ong với công thức sau:

  • Bôi trực tiếp mật ông lên vị trí bị nhiệt miệng ít nhất 4 lần/ngày (bạn có thể thực hiện nhiều hơn với số lần bôi);
  • Pha trà nóng thêm chút mật ong để uống hằng ngày. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy đau rát ở vị trí nhiệt miệng do vậy bạn hãy nhấp môi từng chút để dung dịch thấm sâu vào.

Bên cạnh đó, mọi người có thể kết hợp mật ong với bột nghệ đắp trực tiếp lên vị trí loét lưỡi từ 2 – 3 lần mỗi ngày nhằm đạt hiệu quả tuyệt đối.

Súc miệng bằng nước muối loãng 

Trong nước muối loãng có tính sát khuẩn cao mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính. Hơn nữa, mọi người có thể sử dụng nước súc miệng mỗi ngày để làm giảm cảm giác đau rát và làm khô nhanh vị trí loét.

Khi súc miệng bạn không nuốt nước muối hoặc để nước muối sâu dưới cổ họng. Mỗi ngày chỉ ngậm từ 2 – 3 lần để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.

Ăn sữa chua 

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus tốt cho hệ tiêu hóa vì nhiệt lưỡi đôi khi xuất phát từ nguyên nhân về bệnh tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn HP gây ra. Sữa chua còn rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn mà còn tốt cho dạ dày. 

cách chữa nhiệt lưỡi
Sữa chua giúp giảm viêm hiệu quả khi đang nhiệt lưỡi

Sử dụng bã trà 

Với hoạt chất tanin acid có trong bã trà sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng khi chữa nhiệt lưỡi. Ngoài ra, mọi người có thể giữ túi lọc trà và đắp lên vị trí bị nhiệt miệng, bạn sẽ cảm thấy tình trạng giảm viêm, sưng đau một cách đáng kể.

Bên cạnh việc áp dụng nhiệt lưỡi theo phương pháp hoàn toàn thiên nhiên, cần phải kết hợp chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Một số thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt lưỡi 

Với tình trạng sưng đỏ, đau khi ăn do nhiệt lưỡi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp, chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ cải thiện được tình trạng này hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn khi nhiệt lưỡi mà bạn nên ăn:

Thức ăn mềm và dễ nuốt 

Khi bị nhiệt lưỡi, các nốt nhiệt loét sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau rát khi tiếp xúc với thức ăn nhất là thức ăn đang nóng. Do vậy, trong giai đoạn này, bạn nên ưu tiên các món ăn mềm và dễ nuốt như rau, cháo,.

Rau má 

Đây là loại rau nổi tiếng với khả năng thanh lọc, giải độc và làm mát gan. Hơn nữa, trong rau má có chứa nhiều nước và các loại vitamin B1, B2, C, K, đặc biệt là Triterpenoids giúp chống viêm, và giải nhiệt rất tốt.

Mướp đắng 

Mướp đắng hay khổ qua là loại quả có tính hàn nên thường áp dụng trong các bài thuốc làm thanh nhiệt cơ thể, giúp giảm tình trạng nóng trong người. Hơn nữa, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiệt lưỡi. Do đó, người hay bị nhiệt lưỡi nên ăn mướp đắng thường xuyên để phòng ngừa và cải thiện đau do nhiệt miệng.

Rau diếp cá 

Diếp cá là một loại rau gia vị được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Rau diếp cá có mùi vị hơi tanh và khó ăn nhưng chúng lại có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, trong đó có điều trị nhiệt lưỡi.

Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hàn tốt trong thanh nhiệt giải độc cơ thể. Ngoài ra, diếp cá còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.

Bạn có thể ăn trực tiếp diếp cá sau khi rửa sạch hoặc uống nước diếp cá trong vài ngày liên tục để thấy hiệu quả rõ ràng.

cách chữa nhiệt lưỡi
Không nên ăn các thực phẩm cay nóng khi đang nhiệt lưỡi

Một số lưu ý khi bị nhiệt lưỡi 

Ngoài các thực phẩm nên ăn cũng như các chữa nhiệt lưỡi, bạn cần phải tránh một số thực phẩm dưới đây:

  • Đồ ăn quá mặn: Các món có nhiều gia vị hoặc nêm mặn sẽ khiến cảm giác đau tăng lên, đồng thời khiến bạn có cảm giác biếng ăn. Đối với những người bị nhiệt lưỡi nên ăn nhạt sẽ làm giảm cảm giác đau rõ rệt.
  • Nước ngọt có gas: Các loại nước ngọt có chứa nhiều siro vì chúng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét nặng hơn;
  • Trái cây nhiều axit: Axit có trong trái cây sẽ khiến vết loét sâu, lâu lành và thậm chí làm dày thêm vết loét mới. Chẳng hạn như chanh, dứa, cam chua, mận,..là những trái cây mà bạn nên hạn chế ăn khi bị nhiệt lưỡi;
  • Đồ ăn cay nóng: Vị cay của ớt, tiêu hoặc các đồ ăn quá nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng khiến vết loét xót và gây nặng hơn.

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 ngày, bạn cần phải đến cơ sở để tiến hành thăm khám và kiểm tra để tìm ra nguyên nhân của bệnh lý. Hy vọng với cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản tại nhà mà bạn có thể lựa chọn một trong bốn cách chữa trị phù hợp với bản thân mình. Chúc bạn sớm bình phục sức khỏe!

Kim Dung

chat zalo
messenger