2 cách xử trí răng sứ bị lung lay và kỹ thuật thay thế

răng sứ bị lung lay

Sau khi trồng răng sứ bị lung lay, không phải ai cũng giữ được chất lượng mão răng sứ tốt như ban đầu. Do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, dẫn đến tình trạng răng sứ bị lung lay và gây khó khăn khi ăn uống. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh và giao tiếp hằng ngày. Vậy hướng xử trí răng sứ bị lung lay như thế nào? Cùng My Auris tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng sứ bị lung lay 

Làm răng sứ thẩm mỹ là kỹ thuật phục hình phổ biến và được nhiều người lựa chọn, đồng thời nhằm khắc phục các khuyết điểm trên răng như: tình trạng sâu răng, mất răng, răng vỡ mẻ, răng nhiễm màu tetracycline, răng mọc lệch,.. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mão răng sứ với hình dáng, màu sắc và màu sắc tương tự với răng thật. Hơn nữa, để che đi các khuyết điểm và tăng thẩm mỹ hàm. 

Ngoài ra, khi răng sứ được gắn cố định trên cùi răng thật, khách hàng có thể ăn uống thoải mái và vệ sinh răng như răng thật.

răng sứ bị lung lay
Nguyên nhân khiến răng sứ bị lung lay

Tuy nhiên, một số trường hợp khiến cho răng sứ bị lung lay sau một thời gian sử dụng. Điều này sẽ xảy ra chủ yếu với những nguyên nhân chính dưới đây:

Quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày nếu không được chú trọng sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở kẽ răng. Lâu ngày sẽ xuất hiện các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,..

Lúc này, các mô răng nâng đỡ răng sứ sẽ làm tổn thương đến răng thật, đồng thời khiến nướu lợi bị tuột và răng sứ bị lung lay.

Chất lượng keo dán sứ kém

Để gắn răng sứ cố định trên cùi răng thật, bác sĩ cần sử dụng một số loại keo dán chuyên dụng có độ kết dính tốt. Việc keo dán kém chất lượng có thể là nguyên nhân khiến răng sứ lỏng lẻo, dễ bị phá hủy do tuyến nước bọt và axit trong khoang miệng khiến răng sứ bị lung lay.

Chưa điều trị răng sứ để phục hình 

Trước khi thực hiện, nếu bác sĩ chưa kiểm tra răng miệng kỹ lưỡng mà tiến hành bọc răng sứ sẽ dẫn đến một số nguy cơ các bệnh lý răng miệng. Trường hợp, bác sĩ chưa điều trị điều trị bệnh lý dứt điểm, nhất là bệnh sâu răng sẽ làm ảnh hưởng đến chân răng yếu đi, dễ bị lung lay hoặc thậm chí là mất răng thật.

Bọc răng sứ sai kỹ thuật 

Bác sĩ không có chuyên môn, trình độ tay nghề kém dẫn đến tình trạng mài răng quá nhiều hoặc quá ít. Hơn nữa, việc lấy dấu răng không chuẩn xác thì không đảm bảo độ vừa vặn, sát khít. Đồng thời, xuất hiện các triệu chứng đau nhức, ê buốt răng sau khi mài quá nhiều men răng.

Tác hại răng sứ bị lung lay 

Khi xuất hiện tình trạng răng sứ bị lung lay sau một thời gian phục hình, điều này sẽ đem lại những điều rắc rối và làm ảnh hưởng trong quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Điển hình như:

  • Răng sứ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và ê buốt kéo dài khi ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay kích thích bên ngoài như thời tiết;
  • Mão răng sứ có thể bị xô lệch làm cản trở quá trình ăn nhai lẫn quá trình tiêu hóa của khách hàng;
  • Răng sứ lung lay làm hở chân răng, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám hình thành, phát triển. Điều này sẽ dẫn đến các nguy cơ về các bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu;
  • Hơn nữa, mão răng sứ không chắc chắn sẽ khiến gương mặt và nụ cười sẽ trở nên kém tự nhiên hơn. Điều này, khiến bạn trở nên tự ti hơn khi đối diện với mọi người.
răng sứ bị lung lay
Cách xử trí răng sứ bị lung lay

Cách xử trí khi răng sứ bị lung lay 

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sứ bị lung lay. Để khắc phục răng sứ bị lung lay, bác sĩ sẽ mức độ tổn thương của răng lợi. Tùy vào từng trường hợp mà giải pháp điều trị khác nhau.

Trường hợp răng sứ bị lung lay nhưng mô răng thật vẫn khỏe mạnh 

Sau khi bác sĩ kiểm tra, phần cùi răng thật bên trong vẫn còn tốt và không mắc các bệnh lý thì việc xử lý khá đơn giản. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng sứ và gắn lại. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng keo dán sứ tốt và gắn cân xứng, sát khít với cùi răng.

Mô răng mắc bệnh lý về răng 

Đây sẽ mức độ nghiêm trọng, khi phần cùi răng bên trọng bị mắc các bệnh lý răng miệng và khiến chân răng yếu đi. Lúc này, cần phải thực hiện chăm sóc, vệ sinh răng miệng và can thiệp điều trị nha khoa để loại bỏ vi khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh.

  • Làm lại răng sứ mới: Trường hợp cùi răng vẫn có thể bảo tồn, xương hàm chưa xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ lần 2. Hơn nữa, để đáp ứng tiêu chí điều trị triệt để trước khi phục hình nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý;
  • Nhổ răng và trồng răng giả: Trường hợp bị sâu răng quá nặng, làm ảnh hưởng đến chân răng hoặc tình trạng xương hàm đã bị tiêu, thường được chỉ định phải nhổ răng. Điều này, sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng và phá hủy toàn bộ các tổ chức quanh răng. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyến khích trồng răng implant hoặc cầu răng sứ sau khi nhổ răng để duy trì thẩm mỹ. 

Các phương pháp phục hình cải thiện thẩm mỹ hàm 

Cầu răng sứ – Phục hình răng sứ cố định 

Phương pháp cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình một hay nhiều răng đã mất do bệnh lý răng miệng, bằng cách dùng các răng kế cận để nâng đỡ mão cầu. Theo đó, cầu răng sứ được gắn bằng cement và không thể tự ý tháo ra được khi chưa có sự trợ giúp của bác sĩ. 

Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp cầu răng sứ, bạn có thể lựa chọn vật liệu để làm cầu răng, gồm 2 loại chính: 

  • Cầu răng toàn sứ: Được làm bằng 100% từ vật liệu sứ, khả năng chịu lực ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao;
  • Cầu răng sứ kim loại: Khung sườn bên trong được làm bằng kim loại và lớp bên ngoài được phủ bằng sứ. Nhờ đó, giúp khả năng chịu tốt nhưng sau một thời gian sử dụng dễ bị xuất hiện tình trạng đen viền nướu.
răng sứ bị lung lay
Trồng răng implant là phương pháp trồng răng hiện đại và khắc phục răng sứ bị lung lay

Trồng răng implant – Phục hình răng hiện đại 

Trồng răng implant (hay còn gọi là cắm implant hoặc cấy ghép implant) là kỹ thuật sử dụng trụ implant có chất liệu từ titanium nguyên chất, cấy vào trực tiếp xương hàm nhằm thay thế cho chân răng cũ đã mất. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ lên trên nhằm tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh có hình dáng và chức năng ăn nhai gần giống với răng thật. 

Cấu tạo của răng implant gồm 3 phần:

  • Trụ Implant: có chức năng thay thế cho chân răng đã mất. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại implant có xuất xứ, thương hiệu và đặc điểm khác nhau;
  • Abutment: Là vật liệu nha khoa có hình trụ dạng nghiêng hoặc thẳng. Nhiệm vụ chính là kết nối giữa trụ Implant và mão răng sứ.
  • Mão răng sứ: Là vật liệu răng sứ có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật nhưng lại rỗng ở bên trong. 

Hy vọng trên đây là những thông tin hữu ích về răng sứ bị lung lay. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp này, bạn cần phải bình tĩnh và sắp xếp thời gian để đến nha khoa càng sớm càng tốt để nhờ sự giúp đỡ kịp thời của bác sĩ. Hơn nữa, điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe răng miệng tốt hơn. 

Kim Dung

chat zalo
messenger