Vì sao sau khi trồng răng sứ bị ê buốt, đau nhức?

trồng răng sứ bị ê buốt

Trồng răng sứ bị ê buốt, đau nhức là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi không quá hiếm gặp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, gây ảnh hưởng  rất nhiều đến cuộc sống thường ngày, vừa cảm thấy khó chịu, đau nhức vừa gặp khó khăn khi ăn uống. Vậy vì sao sau khi trồng răng sứ lại bị ê buốt, đau nhức, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau của nha khoa My Auris nhé. 

Vì sao sau khi trồng răng sứ ê buốt, đau nhức?

Khi trồng răng sứ sẽ phải có những tác động đến nướu, hàm, do đó sẽ không tránh khỏi tình trạng đau nhức, ê buốt. Do đó, theo các nha sĩ thì sau khi trồng răng sứ thì ê và đau nhức là chuyện bình thường, đồng thời tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Sau đó, thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm mà cứ đau, ê buốt dai dẳng thì nên cẩn thận thăm khám, tìm nguyên nhân. 

Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ê buốt sau khi trồng răng sứ:

Nướu răng chưa kịp thích nghi

Khi lắp mão sứ lên trên, nướu tiếp xúc với chất liệu mới nên có thể chưa quen, chưa kịp thích nghi. Từ đó, gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức. Bởi nướu trở nên nhạy cảm hơn. Sau một thời gian, tùy từng người, khi nướu đã thích nghi thì cảm giác đau nhức mới thuyên giảm và biến mất. 

Tủy chưa được điều trị triệt để

Nếu như mắc các bệnh lý mà bác sĩ không thăm khám và điều trị kỹ cũng sẽ gây nên đau nhức sau khi trồng răng sứ. Lúc này, tủy viêm vẫn chưa được loại bỏ và làm sạch hoàn toàn mà lắp mão sứ lên sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng. Do đó, không chỉ gây đau nhức, ê buốt, mà còn gây hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. 

Lắp răng sứ bị lệch, không đúng khớp cắn

Việc lắp mão sứ bị sai lệch, không khớp cũng là nguyên nhân khiến trồng răng sứ ê buốt. Điều này tạo điều kiện cho thức ăn, vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý răng miệng dẫn đến đau nhức, ê buốt. Không chỉ vậy, các mão sứ không được chuẩn xác sẽ bị kênh, cao hơn so với các răng còn lại hay bị lệch với răng đối diện. Từ đó, khiến lực nhai bị dồn lên phần thân răng sứ, làm tăng áp lực lên chân răng thật dẫn đến ê buốt, đau nhức khó chịu. 

trồng răng sứ bị ê buốt
Lắp răng sứ bị lệch, không đúng khớp cắn do trồng răng sứ bị ê buốt

Keo nha khoa bị lỏng

Một trong những nguyên nhân khiến trồng răng sứ bị ê buốt chính là keo nha khoa bị lỏng, hở hay rò rỉ ra ngoài. Trường hợp này thường xảy ra với những người thực hiện tại các nha khoa kém chất lượng, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ,… không đầy đủ. 

Khi keo bị lỏng khiến răng sứ không được bám chắc không chỉ gây nên đau nhức, ê buốt mà còn khiến răng sứ bị rơi ra ngoài. 

Răng sứ kém chất lượng 

Sử dụng các loại răng sứ không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là gây đau nhức, ê buốt. Bởi các vật liệu sứ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn dễ gây kích ứng, dị ứng mô mềm và nướu. 

trồng răng sứ bị ê buốt
Răng sứ kém chất lượng cũng là hậu quả của trồng răng sứ bị ê buốt

Nghiến răng

Nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trồng răng sứ bị ê buốt. Bởi khi nghiến răng sẽ làm cho các răng sứ đối diện nhau tác động vào nhau một lực lớn. Nếu như thói quen này không được nhanh chóng khắc phục sẽ càng gây nên nhiều hậu quả như vỡ, nứt răng sứ, ê buốt, đau nhức. 

Mài răng quá nhiều

Trồng răng sứ gồm nhiều phương pháp như bọc sứ, răng sứ trên implant, răng sứ bắt cầu,… Trong đó, bọc sứ và răng sứ bắt cầu bắt buộc phải mài răng làm trụ. Do đó, nếu kỹ thuật mài không chuẩn xác, tỷ lệ mài răng quá nhiều sẽ khiến răng gốc trở nên nhạy cảm. Từ đó, cũng gây nên đau nhức, ê buốt sau khi trồng răng sứ. Đặc biệt, tình trạng này càng nghiêm trọng khi bạn ăn thực phẩm quá nóng hay lạnh. 

Sau khi trồng răng sứ bị ê buốt nên làm gì? 

Khi trồng răng sứ bị ê buốt kéo dài, điều đầu tiên nên làm là đến ngay nha khoa để được thăm khám và tìm nguyên nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc răng miệng cũng như một số cách làm giảm cơn ê buốt:

  • Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Súc miệng bằng nước muối: nước muối giúp diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám nên hạn chế tình trạng viêm nhiễm răng. Đồng thời, cũng giảm được tình trạng ê buốt. 
  • Chườm đá: đá có thể làm giảm đau tạm thời hiệu quả. Có thể sử dụng một ít đá đặt vào khu vực gần răng sứ. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vị trí răng sứ bởi có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Thăm khám tại nha khoa thường xuyên
 trồng răng sứ bị ê buốt
Thăm khám tại nha khoa khi trồng răng sứ bị ê buốt

Cách chăm sóc khi trồng răng sứ bị ê buốt

Ngoài cách giảm đau được đề cập trên, để sức khỏe răng miệng được nâng cao, hạn chế đau nhức, ê buốt thì nên có những biện pháp chăm sóc sau đây: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, bao gồm 2 sáng và tối. Đặc biệt sau mỗi bữa ăn cũng nên vệ sinh thật kỹ để tránh thức ăn còn tồn đọng. 
  • Nên chải răng theo đúng kỹ thuật, sử dụng bàn chải mềm, tránh đánh răng quá mạnh và phải đảm bảo sạch tất cả các mặt của răng. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn mắc ở kẽ, tồn đọng trong khoang miệng. Không nên sử dụng tăm vì nướu và chân răng sẽ dễ bị tổn thương. 
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá đến mức thấp nhất bởi có thể khiến răng sứ bị ố vàng, xỉn màu và gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe cho răng miệng và cơ thể. 
  • Khi ăn uống cần phải nhai đều cả 2 hàm để răng sứ không phải chịu tác động lực lớn. 
  • Nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ thì nên đeo máng chống nghiến. Về việc chọn máng sao cho phù hợp nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, bác sĩ cũng theo dõi được độ bền, sự cứng chắc của răng sứ theo thời gian,…
  • Nên có chế độ ăn hợp lý, để giảm ê buốt tránh ăn thức ăn, nước uống khi còn quá nóng hay đang quá lạnh. 
  • Không nên dùng răng sứ nhai, nghiền các thực phẩm cứng, dai, dẻo. Đặc biệt, không nên dùng răng sứ cắn, mở nắp chai, lon,… 
 trồng răng sứ bị ê buốt
Cách chăm sóc khi trồng răng sứ bị ê buốt

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về trồng răng sứ bị ê buốt, mọi người nắm được lý do. Từ đó, rút cũng như tích lũy kinh nghiệm cho việc chăm sóc, bảo vệ răng sứ. Quan trọng nhất, để trồng răng sứ thành công, hạn chế biến chứng, đau nhức, ê buốt, hãy chọn nha khoa uy tín, đạt tiêu chuẩn, chất lượng và có độ tin cậy cao. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger