Phục hình răng sứ là phương pháp cải thiện tốt tính thẩm mỹ, đồng thời cải thiện cả khả năng ăn nhai nên được nhiều người ưa thích. Nhờ vào sự tiến bộ của nền công nghệ hiện đại, các loại răng sứ cũng dần đa dạng và mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho mọi người. Cùng My Auris tìm hiểu về các loại răng sứ hiện có, cũng như tìm hiểu xem bạn nên sử dụng loại răng nào trong phục hình để mang lại hiệu quả như mong đợi.
Mục Lục
Tìm hiểu về các loại răng sứ đang có
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên môn, khi tìm hiểu về các loại răng sứ hiện có với 5 loại chính. Mỗi loại có thể mang đến cho người dùng các điểm nổi bật và hạn chế. Cụ thể:
Răng sứ kim loại
Cấu tạo từ chất liệu truyền thống, xuất hiện khá lâu trên thị trường. Răng sứ kim loại có phần khung được làm từ hợp kim Crom – Niken, Crom – Coban, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp sứ là Ceramco3.

Điểm nổi bật
- Dòng răng có mức chi phí thấp nhất trong các loại, mức phỉ chỉ từ 1.000.000 đến 2.500.000 VND/răng.
- Có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt.
- Người dùng có thể thoải mái ăn nhai nhiều loại đồ ăn.
Điểm hạn chế
- Răng kim loại thường sẽ có tuổi thọ thấp, chỉ trong khoảng 5 năm. Sau khoảng thời gian này răng bắt đầu xuất hiện viền đen và bạn phải làm lại răng sứ mới.
- Phần kim loại của răng rất dễ bị oxy hóa trong môi trường ẩm ướt, gây đen cổ chân răng ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Màu sắc của răng không tự nhiên, người đối diện dễ nhìn ra khi bạn giao tiếp hay có ánh sáng chiếu vào làm lộ ánh đen.
- Mão răng sứ có cấu tạo khá dày, lúc điều trị buộc bác sĩ phải mài nhiều răng hơn bình thường để có thể vừa vặn khi bọc sứ.
- Có thể gây tình trạng kích ứng mô mềm trong miệng.
Răng sứ Titan
Răng Titan là dòng răng sứ kim loại cao cấp hơn so với dòng răng sứ kim loại truyền thống. Với khung được làm từ hợp kim Niken-Crom-Titan, trong đó Titan chiếm khoảng 4-6%, bên ngoài cũng được cấu tạo phủ một lớp sứ cao cấp Ceramco3 thẩm mỹ.

Điểm nổi bật
- Vì răng có chứa hợp kim Titan nên dòng răng sứ này có trọng lượng tương đối nhẹ, có độ bền chắc hơn so với răng sứ kim loại thường.
- Tuổi thọ kéo dài được từ 5 đến 10 năm, tùy khả năng chăm sóc răng miệng của người bệnh.
- Có độ tương thích sinh học cao, không gây tình trạng kích ứng trong môi trường khoang miệng.
- Mức chi phí thấp, dao động trong khoảng 2.500.000 VND/răng. Mức giá không có sự chênh lệch quá nhiều so với dòng răng sứ kim loại.
Điểm hạn chế
- Màu sắc răng chưa đạt được độ thẩm mỹ cao, còn khá đục nên khi sử dụng vẫn dễ bị nhận ra.
- Sau khoảng thời gian sử dụng, cũng gây hiện tượng đen viền nướu.
- Khi có ánh sáng bên ngoài chiếu vào cũng làm lộ ánh đen của kim loại bên trong răng.
Răng sứ kim loại quý
Răng sứ làm từ kim loại quý có cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần sườn bên trong được làm từ vật liệu kim loại quý, hay hỗn kim loại như vàng, platin, bạc,… Lớp vỏ bên ngoài được phủ một lớp sứ mỏng.

Điều này đồng nghĩa mức chi phí phục hình của răng sứ kim loại quý là đắt nhất trong tất cả các dòng răng sứ kim loại.
Điểm nổi bật
- Tuổi thọ của răng sứ kim loại quý sẽ lên đến 15 năm.
- Có độ bền chắc cao, không gây hiện tượng đen viền nướu sau khoảng thời gian bạn sử dụng.
- Khả năng tương thích sinh học tốt.
- Kim loại quý như vàng thì có tính sát khuẩn, do đó răng sứ có khả năng chống lại tình trạng viêm nhiễm của răng và nướu.
Điểm hạn chế
- Yêu cầu bác sĩ thực hiện điều trị phải có kỹ thuật cao, bạn phải chọn cơ sở nha khoa uy tín để điều trị. Hạn chế các biến chứng nguy hiểm không đáng có.
- Phần màu sắc của lớp sứ bên ngoài của răng sứ kim loại không được tự nhiên.
- Mức phí cao hơn các loại răng sứ kim loại kể trên. Thông thường mức giá của dòng răng sứ này sẽ còn phụ thuộc vào giá của chính kim loại quý tại thời điểm mà bạn muốn thực hiện điều trị.
Răng sứ toàn sứ
Răng toàn sứ với cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên khối, không lẫn kim loại nên đảm bảo tốt tính thẩm mỹ. Tùy vào loại vật liệu sứ cũng như công nghệ áp dụng sản xuất mà răng toàn sứ có độ bền, màu sắc và chi phí khác nhau.

Điểm nổi bật
- Răng toàn sứ có độ bền cao, có thể sử dụng khoảng thời gian dài mà không bị đen viền nướu.
- Màu sắc đẹp, tráng trong, tự nhiên, không bị đổi màu nếu ở lâu trong môi trường khoang miệng.
- Khả năng tương thích sinh học cao và không gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.
- Có nhiều ưu điểm nổi trội như vật liệu, do đó mà chi phí điều trị sẽ cao hơn nhiều so với răng sứ kim loại.
Điểm hạn chế
- Chi phí cao, tại nha khoa My Auris dòng răng này đang dao động từ 3.000.000 đến 30.000.000 VND/răng tùy loại.
- Công nghệ thiết chế cần phải sử dụng loại hiện đại, tiên tiến nhất.
- Bác sĩ phải có tay nghề cao, do các khâu thực hiện khá phức tạp và cần nhiều sự tỉ mỉ.
Mặt dán sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ cho răng nhưng vẫn giúp bảo tồn tốt răng thật. Mang lại tính thẩm mỹ và độ an toàn cao cho người sử dụng.

Điểm nổi bật
Không phải thực hiện mài răng quá nhiều, thông thường các bác sĩ chỉ cần mài một lớp mỏng, sau đó dán mặt sứ bên ngoài của răng.
Điểm hạn chế
- Mặt sứ sẽ có độ bền không cao, khi vật liệu dán dần bị thoái hóa và bạn vô tình cắn phải vật cứng sẽ khiến cho miếng dán đó rơi ra khỏi răng.
- Giá thành tương đối cao, hiện dao động trong khoảng 9.000.000 VND/răng.
- Kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.
Nên phục hình răng sứ bằng loại nào?
Việc tìm hiểu về các loại răng sứ cũng góp phần hỗ trợ bạn lựa chọn một dòng răng sứ điều trị phù hợp. Thông qua các thông tin trên có thể thấy mỗi loại đều có các ưu và nhược điểm riêng.

Do đó nếu muốn chọn được dòng sứ tốt nhất thì cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Cụ thể:
- Răng sứ toàn sứ tuy có mức chi phí điều trị cao hơn nhiều so với răng sứ kim loại, đồng thời nó cũng có nhiều loại giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn. Răng toàn sứ cũng đảm bảo tốt tính tương thích sinh học, thẩm mỹ. Đặc biệt là trong những trường hợp bạn muốn bọc sứ cho răng cửa, hay học răng toàn hàm thì nên lựa chọn dòng răng toàn sứ.
- Răng sứ kim loại có mức phí làm răng thấp hơn, tuy nhiên xét về tính thẩm mỹ thì không hiệu quả. Nếu trong trường hợp bạn muốn phục hình răng cho răng hàm thì vẫn có thể lựa chọn răng kim loại. Vì loại răng này đảm bảo độ bền chắc và khả năng ăn nhai tốt. Ngược lại với răng cửa thì đây sẽ không là giải pháp tốt nhất, không cải thiện được thẩm mỹ một cách hoàn hảo.
- Tìm hiểu về các loại răng sứ thì không thể bỏ qua mặt dán sứ. Tuy rằng nó bảo vệ được tối đa răng thật, không phải mài quá nhiều. Nhưng chỉ thích hợp để cải thiện cho răng cửa, vị trí ít tác động lực nhai nhất.
Do đó, việc nên làm răng sứ loại nào thì cần đảm bảo đủ những yếu tố: Tình trạng sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ, mục đích sử dụng và mức chi phí điều trị mà bạn có thể chi trả.
Thông tin tìm hiểu về các loại răng sứ hiện có trên thị trường được nha khoa My Auris, hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt chính xác và biết các ưu và nhược điểm của nó. Nếu bạn chưa thể tìm ra được dòng răng nào, hãy thăm khám trực tiếp với bác sĩ. Đội ngũ bác sĩ My Auris sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn thăm khám, tư vấn, đồng thời cho bạn biết chính xác mức giá điều trị cho tình trạng của bản thân.
Yến Nhi