So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ như thế nào?

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Hiện nay có hai dòng răng sứ chính là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Mỗi loại răng sứ có những ưu nhược điểm và đặc điểm riêng nên tiêu chí so sánh 2 loại răng bọc sứ này cũng cần dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau.

1. Đặc điểm của từng loại răng sứ 

Răng sứ cơ bản thường có cấu tạo 2 phần: khung sườn và mão răng sứ

  •  Khung sườn: Đây là phần định hình tạo nên khung sườn. Đây cũng chính là phần khác biệt giữa các loại răng sứ. Vật liệu tạo nên lớp sườn hiện nay có thể 2 loại chính: kim loại và sứ. Từ đó, mới có hai loại răng sứ: răng toàn sứ và răng sứ kim loại.
  •  Mão răng sứ: Đây là lớp bảo vệ toàn bộ răng sứ và răng thật. Có độ mỏng, dày thích hợp sẽ phụ thuộc vào chất liệu sứ và kỹ thuật chế tác mão răng sứ. Bên cạnh đó, mỗi loại lớp sứ có bảng màu đa dạng. Song song đó, người làm răng sứ thẩm mỹ có thể lựa chọn thoải mái lựa chọn phù hợp với sở thích và tình trạng làm răng sứ của mình. 
so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Đặc điểm của từng loại sứ

Vậy sự khác nhau giữa của từng loại răng sứ kim loại và răng toàn sứ có đặc tính như thế nào.

  • Răng sứ kim loại: Dòng răng sứ có cấu tạo bởi lớp khung sườn bằng các hợp kim như: Ni – Cr, Cr – Co, Ni – Co – Titan,.. và bên ngoài khung sườn được làm bằng một lớp men răng sứ.
  • Răng toàn sứ: khác với răng sứ kim loại được làm bằng chất liệu bằng sứ nguyên chất, có màu sắc trùng với lớp men sứ bên ngoài.

Với sự so sánh giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ sẽ giúp bạn nên lựa chọn răng sứ nào phù hợp với mong muốn của bản thân mình.

2. So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 

Tính thẩm mỹ 

Răng sứ kim loại có cấu tạo từ khung sườn kim loại bên trong nên nó rất dễ ảnh hưởng đến màu sắc của răng sứ. Đặc biệt khi có ánh sáng chiếu vào phần khung kim loại sẽ dễ bị phản quang làm cho thân răng bị ánh đen trông rất mất thẩm mỹ.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ
So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Răng sứ kim loại có cấu tạo từ sứ nguyên chất, nên khi bị ánh đen và răng lại có màu sắc sáng bóng giống như răng thật.

Tình trạng đen viền nướu 

Đây là điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy giữa hai loại răng sứ. Răng sứ kim loại sẽ bị oxy hóa với môi trường axit trong môi trường khoang miệng sau một thời gian sử dụng, khung kim loại bên trong của răng sứ sẽ bị đen dần đi, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho răng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kim loại. 

Bên cạnh đó, răng toàn sứ sẽ không xảy ra hiện tượng đen viền nướu sau thời gian sử dụng mà vẫn giữ được độ trắng sáng như lúc ban đầu.

Tuổi thọ của răng sứ 

Mỗi dòng răng sứ có tuổi thọ khác nhau. Tuy nhiên tuổi thọ răng sứ còn phụ thuộc vào các yếu tố cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống khoa học. Thông thường, tuổi thọ của răng sứ kim loại trung bình khoảng 5 – 7 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn nên thay răng sứ mới để đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng cũng như an toàn cho sức khỏe. 

Tuổi thọ của răng toàn sứ trung bình khoảng 15 – 20 năm và có thể tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách. 

Độ bền chắc của răng 

Nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp làm răng sứ chính là phục hình răng và cải thiện chức năng ăn nhai. Dòng răng sứ kim loại phải nhờ đến khung sườn kim loại được lực nhai tác động lên răng và ăn nhai tốt. Ngược lại, dòng răng toàn sứ được nung ở nhiệt độ >1600 độ nên có độ cứng chắc rất cao và có sức bền cao hơn với dòng răng sứ truyền thống.

Chi phí của răng sứ 

Mỗi dòng răng sứ có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau và kèm theo đó chi phí của từng loại sẽ có sự chênh lệch ít hay nhiều. Dòng răng toàn sứ có chi phí cao hơn so với chi phí răng sứ kim loại.

Nhìn chung, để lựa chọn dòng răng sứ phù hợp để thực hiện phục hình răng bạn nên đến trực tiếp nha khoa để các bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. Từ đó, mới có thể đưa ra những lời khuyên nên lựa chọn loại răng sứ nào phù hợp với mong muốn của bạn nhất. 

3. Nên lựa chọn răng sứ nào để làm răng sứ thẩm mỹ 

Việc lựa chọn dòng răng sứ nào phù hợp với nhu cầu phục hình răng cũng như tài chính kinh tế. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn loại răng sứ phù hợp phải kể đến sức khỏe của người sử dụng. Nếu người sử dụng không có tiền sử bị dị ứng kim loại thì có thể lựa chọn một trong hai dòng răng sứ này. Ngược lại, đối với trường hợp người bị ứng với kim loại, tốt nhất nên sử dụng răng toàn sứ.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ
Bác sĩ đang tư vấn cho khách hàng để lựa chọn dòng răng sứ phù hợp

Tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ răng toàn sứ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn với răng sứ kim loại. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng là vấn đề mà nhiều khách hàng băn khoăn và lo lắng.

  •  Đối với những khách hàng phục hình răng cửa, nên phục hình răng toàn sứ. Vì răng cửa dễ nhìn thấy nhất mỗi khi giao tiếp đồng thời cũng đem lại tính thẩm mỹ cho người thẩm mỹ về độ trắng sáng, đẹp.
  •  Đối với những khách hàng phục hình răng hàm có thể sử dụng răng sứ kim loại nếu kinh tế tài chính còn hạn chế. Ngoài ra, bạn cũng thể sử dụng răng toàn sứ khi phục hình răng hàm. Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn dòng răng sứ nào bạn cần phải xem điều kiện kinh tế của mình để tránh hụt tài chính.
  •  Đối với trường hợp răng toàn hàm: Bạn có thể sử dụng cùng lúc 2 dòng răng sứ, tức là răng toàn sứ được sử dụng các răng ở phía trước, răng sứ kim loại có thể lựa chọn làm phục hình răng hàm.

Vậy nên, việc lựa chọn dòng răng sứ nào để làm răng sứ thẩm mỹ bạn cần phải xem xét đến yếu tố tài chính và nhu cầu của mình để chọn ra dòng răng sứ phù hợp.

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ là thông tin hữu ích dành khi lựa chọn dòng răng sứ kim loại hay răng toàn sứ. Nếu bạn thắc mắc về phương pháp phục hình răng thẩm mỹ hãy liên hệ trực tiếp qua Website hoặc Fanpage để được hỗ trợ tốt nhất!

Kim Dung

chat zalo
messenger