Sau khi niềng răng có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người khách hàng sau khi quyết định niềng răng nhằm khắc phục các khuyết điểm về răng. Nhờ vậy, cải thiện được nhan sắc, thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Mục Lục
1. Niềng răng là gì? Các phương pháp niềng răng phổ biến

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha nhờ sự hỗ trợ các khí cụ trong nha khoa hay khay niềng nhằm khôi phục các khớp cắn. Ưu điểm của phương pháp niềng răng là khắc phục các khuyết răng trên răng, cải thiện thẩm mỹ, đồng thời cải thiện được chức năng ăn nhai.
Việc lựa chọn phương pháp mắc cài hay khay niềng sẽ dựa vào tài chính và nhu cầu cá nhân của người niềng. Một số phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng truyền thống được mọi người biết đến. Bác sĩ tiến hành gắn toàn bộ mắc cài bằng kim loại và dây cung lên bề mặt của răng. Nhờ lực tác động của mắc cài và dây cung giúp răng di chuyển về vị trí chuẩn trên cung hàm. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo về mặt thẩm mỹ vì chúng sẽ làm lộ mắc cài khi cười hay giao tiếp hằng ngày.
Niềng răng mắc cài sứ
Tương tự với nguyên lý hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại, thay vì sử dụng mắc cài kim loại được sử dụng bằng mắc cài sứ. Mắc cài sứ có màu sắc gần giống với răng thật, đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người niềng.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Khác với phương pháp niềng răng truyền thống được gắn trực tiếp phía bên ngoài của thân răng, thì phương pháp mắc cài trong được gắn ở bên trong của cung hàm. Phương pháp này mang đến tính thẩm mỹ và người đối diện khó nhận biết bạn đang trong quá trình niềng răng.
Niềng răng mắc cài trong sử dụng hệ thống khí cụ gồm dây cung và mắc cài tương tự mắc cài kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này cần đòi hỏi tay nghề của bác sĩ cao nên bạn lựa chọn nha khoa uy tín trước khi quyết định niềng răng.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha hiện đại được sử dụng toàn bộ khay niềng trong suốt quá trình chỉnh nha. Khay niềng được thiết kế riêng theo từng cung hàm vì dựa vào tình trạng răng của mỗi người.
Khay niềng có chất liệu bằng nhựa trong suốt, an toàn và lành tính với môi trường khoang miệng. Ưu điểm của phương pháp này chính là dễ dàng tháo lắp nên việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, nhất là trong quá trình ăn uống. Vì thế, phương pháp niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống.
Phương pháp niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha ít xâm lấn đến xương hàm và mô lợi, trừ trường hợp răng mọc ngầm.
2. Niềng răng có đau không?
Việc niềng răng không chỉ cải thiện các khuyết điểm về răng mà còn cải thiện các khuyết điểm về răng mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người niềng. Đa phần các bệnh nhân trước khi niềng thường lo lắng những bất tiện như khó chịu hay đau nhức là cản trở đến quá trình giao tiếp trong suốt quá trình niềng răng.
Khi niềng răng, người niềng cần trải qua các giai đoạn như thăm khám – đặt thun tách kẽ – đeo khâu niềng – gắn mắc cài – nhổ răng (nếu có) – điều chỉnh lực kéo của mắc cài – đeo hàm duy trì. Và các giai đoạn niềng răng gây ra cảm giác khó chịu cho người niềng là khi:
Giai đoạn tách kẽ răng
Đây là bước đầu tiên để hỗ trợ trong quá trình gắn mắc cài. Thun tách kẽ được đặt ở kẽ răng giữa hai răng với độ dày khoảng 2mm. Mục đích của phương pháp này chính là tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng.
Sau khi bạn đặt thun tách kẽ bạn sẽ cảm thấy ê răng, bị cộm gây khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và bị vướng víu tại vị trí răng đặt thun tách kẽ. Những ngày sau đó, bạn sẽ cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.
Giai đoạn điều trị răng tổng quát (nếu có)

Nếu bạn có liên quan đến một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nha chu,sâu răng,…thì cần điều trị dứt điểm trước khi niềng răng. Sau khi tiến hành điều trị, khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức, chảy máu,..Đây là những biểu hiện thường gặp và phổ biến với nhiều khách hàng. Thế nên, bạn cũng đừng lo lắng nhé vì mức độ này sẽ giảm dần sau 1 -2 ngày và sau đó hết hẳn.
Giai đoạn siết răng định kỳ
Tránh gián đoạn việc quá trình làm việc của khay niềng, mỗi tháng bạn cần đến nha khoa để siết răng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau vì tăng lực siết.
4. Ngay sau khi niềng răng có đau không?

Các giai đoạn trong quá trình niềng răng như đã đề cập ở phần trên khi quyết định niềng răng. Và chính là nỗi lo sợ của rất nhiều người khi niềng răng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng mức độ đau nhức này chỉ là tạm thời, sau đó bạn có thể ăn uống thoải mái vì lúc này bạn đã làm quen với mắc cài hoặc khay niềng. Vậy ngay sau khi niềng răng bạn có những triệu chứng như thế nào và có đau không?
Hàm răng bị buốt, đau
Trong thời gian đầu làm quen với mắc cài và khay niềng, bạn sẽ có cảm giác đau buốt kéo dài 3 – 5 ngày đầu. Sau khi bạn làm quen với việc đeo khay niềng hay mắc cài thì cảm giác khó chịu cũng mất dần đi.
Để khắc phục các cảm giác đau nhức này bằng cách: súc miệng bằng nước ấm ngày ngày. Nếu thời gian đau kéo dài, bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám trực tiếp.
Hàm bị nới lỏng
Khi bạn mới niểng ăng trong thời gian đầu, bạn sẽ có cảm giá vị trí chân răng bị lỏng. Triệu chứng này không đáng lo ngại vì lúc này khay niềng hay mắc cài đang đi đúng hướng.
Bên cạnh đó khi các răng được nới lỏng thì các răng có khoảng trống để chúng dịch chuyển về đúng vị trí. Sau khi kết thúc chỉnh nha sẽ có khớp cắn chuẩn và hàm răng đều đẹp.
Vậy, sau khi niềng răng có đau không? – Mức độ đau sẽ dựa vào khả năng chịu đựng từng người. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu khi niềng răng trong ngày đầu mà người niềng nên khó tránh khỏi cảm giác này. Sau đó, mức độ đau giảm dần và hết hẳn. Hy vọng, bài viết trên đây sẽ là những dấu hiệu mà bạn cần nên biết trước khi quyết định niềng răng.
Kim Dung