Trong thực tế, răng sứ có thể tồn tại được từ 5 đến 15 năm. Thậm chí có người sử dụng được lâu hơn nếu có hướng chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng sứ bị sứt trong quá trình sử dụng. Hãy cùng nha khoa My Auris tìm hiểu về các nguyên nhân này, đồng thời cũng cảnh báo đến bạn các hậu quả của tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mục Lục
3 nguyên nhân chính khiến răng sứ bị sứt
Tuy rằng răng sứ được làm từ các loại chất liệu có độ bền chắc cao. Tuy nhiên, hiện tượng răng sứ bị sứt vẫn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng của bạn. Thực tế sẽ có các nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Cụ thể:

Lực tác động lên răng sứ quá mạnh
Trong khi sử dụng, nếu bạn không cẩn thận để răng sứ phải tiếp xúc với lực quá mạnh sẽ khiến răng sứ nhanh bị hư hỏng, cụ thể là bị gãy hay nứt. Đặc biệt là những chiếc răng sứ đã sử dụng lâu năm, ít nhiều thì độ bền của chúng cũng đã giảm đi phần nào. Do đó, nếu người dùng thường xuyên dùng răng sứ để mở nắp chai, nhai đồ cứng,…. thì có thể làm gãy, mẻ răng cao hơn.
Chất lượng mão răng sứ kém chất lượng

Vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của mão sứ, nếu phòng khám nha khoa sử dụng các loại vật liệu chế tác răng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng sẽ khiến cho răng sứ không có độ bền tiêu chuẩn, dễ gặp phải các phản ứng trong môi trường ẩm ướt của khoang miệng.
Nếu ngay từ đầu những chiếc răng sứ đã yếu, không đạt được độ cứng cần thiết thì hiện tượng răng sứ bị nứt, vỡ diễn ra chỉ là điều sớm muộn. Khi có cảm giác răng của bạn không được chắc chắn, bị lỏng. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa để được kiểm tra phù hợp.
Răng bị sứt, mẻ do kỹ thuật chế tác răng sứ kém
Kinh nghiệm, tay nghề của các kỹ thuật viên chế tác mão răng sứ cũng có liên quan đến hiện tượng răng sứ sử dụng khi bị hư hỏng. Nếu kỹ thuật viên làm răng sứ không được đào tạo bài bản, không nắm được đặc tính của từng loại sứ,… Thì sản phẩm cuối cùng sẽ không thể đạt được độ bền cao, độ cứng đúng như mong muốn.
Với một số loại sứ cao cấp, nếu nha khoa được được các nhà sản xuất chuyển giao công nghệ, máy móc hỗ trợ chuyên dụng thì cũng khiến chất lượng mão sứ sau khi chế tác không đạt được độ hoàn hảo như mong đợi.
Hậu quả của răng sứ bị sứt đối với người bệnh
Răng sứ bị sứt không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt, mà nó còn gây ra thêm nhiều tác hại khác đối với sức khỏe. Dưới đây sẽ là một số nguy cơ mà bạn có thể phải đối mặt với tình trạng sứt, mẻ, vỡ:

- Gây tổn thương đối với lưỡi: Một hậu quả nhẹ nhất mà bạn có thể sẽ gặp phải. Răng sứ bị hư, sứt mẻ kiến phần răng còn lại trở nên lởm chởm, sắc nhọn hơn nên sẽ dễ làm cho phần lưỡi của bạn bị tổn thương.
- Răng gốc bị yếu đi: Các vết sứt, mẻ trên răng có thể khiến cùi răng thật bị lộ ra ngoài. Do đó, răng thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn và yếu hơn khi gặp các tác động mạng từ bên ngoài. Mặt khác, những ảnh hưởng của nhiệt độ trong thức ăn quá nóng hay quá lành cũng khiến răng của bạn yếu đi.
- Khả năng mất răng tăng cao: Những vết nứt, gãy có thể làm cùi răng lộ ra ngoài. Vì không còn lớp vỏ bảo vệ, răng lâu dần sẽ yếu đi và có khả năng bị gãy hoàn toàn.
- Nguy cơ mắc những bệnh lý răng miệng cao: Vì răng bị hở khi mão răng sứ bị sứt, vi khuẩn nhanh chóng tấn công gây tình trạng viêm, sâu, áp xe,…
Thoạt nhìn thì răng sứ bị sứt có vẻ như không có gì quá ghê gớm, nhưng tình trạng này luôn tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của cơ thể. Do đó, bạn khi gặp phải tình trạng này nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để có được biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời nhất.
Răng sứ bị mẻ, sứt thì có hàn trám được không?
Theo lời chia sẻ của bác sĩ chuyên môn, với trường hợp răng sứ bị sứt mẻ kích thước nhỏ thì có thể áp dụng kỹ thuật hàm trám răng để khôi phục lại hình dáng. Vật liệu này thường sử dụng là Composite, chúng có màu sắc tương đồng với răng tự nhiên cũng như răng sứ, hỗ trợ trám lại răng sứ và đảm bảo không làm mất đi vẻ tự nhiên của răng.

Theo đó, thực tế thì còn tùy vào mức độ hư tổn của những chiếc răng sứ, bác sĩ thăm khám sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp như hàn trám hoặc thay mão răng sứ mới. Tuy nhiên, do độ bền của composite không thực sự tốt nên các nha khoa cũng có phần hạn chế sửa răng sứ bằng cách này.
Đặc biệt đối với vị trí răng hàm, nơi thường xuyên tiếp nhận lực cắn, lực ăn nhai lớn. Việc hàn trám răng bị sứt mẻ sẽ không có khả năng đảm bảo được độ bền dài lâu. Thay vào đó việc thay mới một mão răng sứ khác sẽ là một lựa chọn an toàn và tốt hơn đối với sức khỏe và tính thẩm mỹ.
Do đó, để có thể khôi phục được 1 chiếc răng sứ bị sứt đó chính là thay một mão răng sứ mới. Bác sĩ tại nha khoa sẽ thực hiện tháo bỏ hẳn chiếc răng sứ cũ và thay vào một chiếc răng sứ mới. Đây chính là an toàn toàn và tốt nhất để có thể khắc phục hoàn toàn những rủi ro, tránh những ảnh hưởng không cần thiết từ những mão sứ bị nứt, mẻ.
Bên cạnh đó, trường hợp răng sứ bị vỡ kèm với hiện tượng đau nhức thì tỷ lệ cao người bệnh buộc phải thay mới mão răng sứ. Vì lúc này, rất có khả năng thân răng thật cũng đã bị ảnh hưởng. Do đó, bác sĩ sẽ phải tháo mão răng giả cũ ra, sau đó điều trị và lắp một chiếc răng sứ khác vào.
Mặt khác, nếu bạn gặp tình trạng răng sứ bị sứt vào lúc mới lắp mão sứ. Hãy qua lại nha khoa để được áp dụng chính sách bảo hành theo đúng quy định. Đồng thời, thông qua đó bác sĩ cũng hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất sau khi bọc sứ.
Tóm lại, tình trạng răng sứ bị sứt tuy có thể không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt mỗi ngày của bạn. Nhưng bạn cần xử lý sớm để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Quá trình thực hiện cũng cần bác sĩ có chuyên môn cao, máy móc hiện đại hỗ trợ để tránh ảnh hưởng thời gian, tiền bạc và công sức của người bệnh. Do đó, trước khi bọc răng sứ, bạn cần tìm hiểu kỹ nha khoa và chỉ nên làm răng tại các cơ sở uy tín thôi nhé!
Yến Nhi