Quy trình niềng răng mắc cài kim loại bao gồm các bước nào?

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại bao gồm các bước nào?

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại gồm 7 giai đoạn và được thực hiện theo đúng trình tự để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và cho kết quả tốt.

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Trong các phương pháp chỉnh nha, niềng răng mắc cài kim loại là loại mắc cài được ra đời đầu tiên và hiện được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là trong trường hợp răng bị lệch lạc mức độ nặng. Bộ mắc cài kim loại bao gồm dây cung kim loại, mắc cài được làm từ thép không gỉ, bạc hoặc vàng, và dây thun hoặc mắc cài tự đóng. Lực rất mạnh và ổn định từ toàn bộ cấu trúc này sẽ giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn và chịu được hầu hết các loại lực tác động trong sinh hoạt hằng ngày.

Tùy tình trạng răng và mức độ lệch lạc mà thời gian niềng răng kéo dài từ 18-36 tháng. Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, niềng răng mắc cài kim loại hiện có 3 hình thức: 

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong.
  • Niềng răng mắc cài kim loại khóa tự đóng.

Tùy theo nhu cầu của bệnh nhân và tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn cho bạn phương pháp niềng phù hợp nhất. Ngoài ra, quy trình niềng răng cũng sẽ có sự khác biệt nhỏ đối với mỗi hình thức khác nhau.

Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại có các bước nào?

Mỗi nha khoa sẽ có quy trình niềng răng mắc cài khác nhau đôi chút ở các bước đầu. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình này bao gồm 7 bước chính và được tiến hành theo trình tự dưới đây:

1. Khám lâm sàng và tư vấn điều trị

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình niềng răng mắc cài kim loại, vì nó là góp phần quyết định vấn đề an toàn và đạt kết quả niềng thành công hay không. 

Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng, chụp phim X-quang để xác định đúng tình trạng và mức độ. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn kĩ hơn về phương pháp niềng và chất liệu mắc cài. Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.

Nếu bạn đến các nha khoa lớn và uy tín như My Auris, bạn sẽ được ký hợp đồng chỉnh nha với các cam kết và trách nhiệm của bên nha khoa.

2. Vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh lý nếu có

Trước khi bắt đầu niềng răng, việc vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và điều trị các bệnh lý khoang miệng nếu có. Các trường hợp có thể phải điều trị trước là cạo vôi răng, bị viêm nha chu, có răng cần trám, chữa tủy,…

3. Chuẩn bị trước khi gắn mắc cài

Trong quy trình niềng răng mắc cài, một số thủ thuật sau sẽ được thực hiện trước khi tiến hành gắn mắc cài. 

  • Gắn chun tách kẽ

Chun tách kẽ là những sợi cao su khá dày và có hình tròn nhỏ. 2-6 sợi thun sẽ được đặt vào giữa các khe răng số 5 và 6 để gia tăng khoảng hở giữa các răng hàm để đặt khâu vào.

  • Lấy dấu hàm

Việc lấy dấu hàm sẽ giúp chọn ra kích thước khâu thích hợp và tính toán được vị trí mắc cài hợp lý.

  • Lắp nong hàm

Nong hàm sẽ giúp mở rộng diện tích cung hàm đối với các trường hợp có cung hàm hẹp.

  • Gắn khâu

Khâu sẽ được gắn vào răng số 6 và 7 để làm chốt chặn và điểm tựa để di chuyển của các răng phía trước.

4. Gắn mắc cài niềng răng

Trước tiên bề mặt răng sẽ được làm sạch. Bá sĩ sẽ dùng dụng cụ bằng nhựa để cố định miệng trong tư thế mở, rồi làm khô bề mặt răng và khoang miệng. Mắc cài sẽ được gắn lên từng răng bởi keo nha khoa và đèn chiếu sẽ giúp đông đặc keo dính, cố định chắc chắn mắc cài. Cuối cùng bác sĩ đi dây cung trên các mắc cài nhưng chỉ kích hoạt lực nhẹ trong lần đầu tiên này.

Gắn mắc cài niềng răng
Gắn mắc cài niềng răng

5. Tái khám hàng tháng theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân cần đến tái khám định kì mỗi tháng 1 lần. Trong các buổi tái khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra, thay dây chun, nâng khớp cắn, gắn tube và nhổ răng nếu cần thiết để các răng di chuyển đến vị trí mong muốn theo đúng kế hoạch của phác đồ điều trị. 

6. Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì để bảo vệ kết quả

Bước cuối cùng của quy trình làm răng mắc cài kim loại là bác sĩ sẽ tháo toàn bộ các khí cụ như mắc cài, dây cung, minivis,… khi các răng đã về đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên, để ngăn các răng chạy lại về vị trí ban đầu, sau khi tháo niềng răng, bệnh nhân vẫn cần đeo hàm duy trì trong thời gian mới khi xương và răng chưa kịp thích ứng hẳn.

7. Tái khám định kỳ

Việc tái khám định kỳ sau đó là cần thiết để bá sĩ tiếp tục theo dõi răng có bị chạy lại không, kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra.

Trên đây, My Auris đã thông tin đến bạn về việc niềng răng mắc cài kim loại là gì và các bước trong quy trình niềng răng kim loại mà bác sĩ sẽ tiến hành. Ngoài ra, nếu bạn còn các thắc mắc khác, bạn hãy liên hệ ngay cho My Auris để được tư vấn kĩ hơn trong hành trình trải nghiệm khách hàng chuẩn quốc tế WTS. 

Tái khám định kỳ khi niềng răng
Tái khám định kỳ khi niềng răng

Khi nào cần sử dụng niềng răng mắc cài kim loại?

Chỉnh nha bằng phương pháp niềng mắc cài kim loại khá phù hợp với hầu hết đối tượng, lứa tuổi và trường hợp. Dưới đây là 4 trường hợp được khuyên nên áp dụng để có kết quả tốt nhất:

Răng hô

Răng hô còn được gọi là răng vẩu, và là một dạng của sai lệch khớp cắn. Khi này, các răng trên cung hàm bị nhô ra phía trước quá nhiều hơn bình thường. Có 4 loại răng hô:

  • Răng hàm trên bị nhô ra phía trước quá nhiều, trong khi hàm dưới vẫn bình thường.
  • Răng hàm dưới bị lùi sâu hơn so với hàm trên quá nhiều.
  • Răng bị nhô ra cả 2 hàm.
  • Răng bị tất cả các trường hợp trên.

Răng bị móm

Khác với những trường hợp bình thường là khi khép miệng lại cung hàm trên sẽ bao phủ ngoài cung hàm dưới, khớp cắn của trường hợp bị móm sẽ có dạng ngược lại. Răng móm hiện được chia thành 4 loại:

  • Do răng.
  • Do xương hàm dưới phát triển quá mức, xương hàm trên phát triển bình thường.
  • Do xương hàm trên phát triển kém mà xương hàm dưới phát triển bình thường.
  • Do xương hàm dưới phát triển quá mức và xương hàm trên phát triển kém.

Răng khấp khểnh

Khi này các răng sẽ mọc chen chúc với nhau, bị nghiêng, xoay không mọc thẳng hàng trên cung hàm, mọc ngầm trong xương. Trường hợp này sẽ gây ra sai lệch khớp cắn. 

Răng thưa

Nếu các răng mọc cách xa nhau trên một cung hàm, thì các răng đang bị mọc thưa. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, răng bị mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc xương hàm có kích thước rộng. Việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn sẽ gặp khó khăn hơn, và thức ăn cũng dễ bị dính vào kẽ răng hơn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 


Có thể bạn quan tâm:
📚 Niềng răng mắc cài kim loại, sứ, pha lê tự buộc (tự khóa)
📚 Niềng răng bao nhiêu tiền?
📚 Top 4 lý do lựa chọn niềng răng mắc cài thường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *