Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không?

quá trình niềng răng hô nhổ răng

Răng hô là tình trạng răng mọc sai lệch thường gặp. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến vẻ đẹp, thẩm mỹ mà còn cản trở ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Niềng răng chính là giải pháp tình trạng này hoàn hảo, giúp khắc phục nhược điểm hô sau thời gian niềng. Tuy nhiên, mọi người lại lo lắng quá trình niềng răng hô nhổ răng sẽ gây ảnh hưởng, nguy hiểm. Để giảm nỗi lo, cùng nha khoa My Auris theo dõi vấn đề này nhé. 

Khi nào thì niềng răng hô nên nhổ răng? 

Răng hô có nhiều dạng bao gồm răng hô do răng, hô do xương hàm, thông thường hô hàm trên hay một số trường hợp hô cả hai hàm. 

Việc bác sĩ xác định niềng răng hô có phải nhổ răng không sẽ thông qua các kiểm tra tình trạng, dữ liệu hình ảnh. 

Nếu như các răng quá sát khít, không còn đủ chỗ để dịch chuyển răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nhằm tạo khoảng trống. Mọi người nên yên tâm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai bởi bác sĩ sẽ chỉ định các răng không cần thiết trên cung hàm. Thông thường, răng cố 4, 5 hay răng số 8 (răng khôn) sẽ được chỉ định nhổ bỏ. 

Tuy nhiên, một số trường hợp răng có khoảng cách dịch chuyển về đúng vị trí trên hàm thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ răng. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng. 

Chỉ định nhổ răng trong niềng răng hô không bắt buộc mà tùy theo tình trạng của mỗi người. Thế nên, để xác định có nhổ răng không, bác sĩ sẽ phải khám chi tiết tình trạng. 

Khi nào quá trình niềng răng hô nhổ răng? 
Khi nào quá trình niềng răng hô nhổ răng?

Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không? 

Nhổ răng hô không gây bất kỳ ảnh hưởng đến thần kinh hay sức khỏe của mọi người nếu như thực hiện tại nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Bác sĩ nhổ răng đúng kỹ thuật, đúng quy chuẩn với các trình tự chuẩn xác sẽ giảm thiểu tác động đến các mô mềm xung quanh, tránh làm tổn thương đến xương hàm. Đồng thời, trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ bôi thuốc tê cùng với kỹ thuật tốt, bạn sẽ cảm thấy quá trình nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, ít chảy máu và sưng đau. Ngược lại nếu thực hiện tại nha khoa không đảm bảo, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không chuyên sẽ tác động nhiều đến mô mềm xung quanh răng, thậm chí gây đứt dây thần kinh dưới chân răng khiến thần kinh bị ảnh hưởng. Nhổ răng khi niềng răng hô thường được chỉ định cho người từ 20 tuổi trở lên. Đặc biệt với những trường hợp hô nặng, răng mọc lộn xộn, sai lệch quá nhiều. Và việc nhổ răng trong niềng răng luôn khiến mọi người lo lắng bởi không chỉ cảm giác đau mà còn sợ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không? 
Quá trình niềng răng hô nhổ răng có nguy hiểm không?

Quá trình niềng răng hô diễn ra như thế nào? 

Quá trình niềng răng hô sẽ phải diễn ra theo đúng trình tự để mang đến ca niềng thành công và an toàn nhất. 

Sau đây là các bước trong quá trình niềng răng hô theo tiêu chuẩn:

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng của bạn trong và ngoài. Sau đó, chỉ định thực hiện chụp hình hay các kiểm tra hình ảnh cần thiết. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Bước 2: Lên phác đồ điều trị 

Dựa vào kết quả hình ảnh phim chung tình trạng răng mà bác sĩ đánh giá tình trạng sai lệch, hô như thế nào. Từ đó, lên kế hoạch điều trị chi tiết, rõ ràng qua từng giai đoạn. Đồng thời, cũng tư vấn thời gian niềng răng hô diễn ra bao lâu, tình trạng răng phù hợp với phương pháp chỉnh nha nào. 

Nếu như cần nhổ răng, bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ răng nào, sau đó đợi lành thương mới thực hiện các bước trong quá trình niềng răng hô

Lên phác đồ điều trị - quá trình niềng răng hô
Lên phác đồ điều trị – quá trình niềng răng hô

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ niềng răng 

Tùy vào phương pháp mà khách hàng lựa chọn mà bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và thiết kế khí cụ phù hợp. Khi có khí cụ, bác sĩ sẽ hẹn đến nha khoa lắp khí cụ bắt đầu quá trình niềng răng. 

Đối với niềng răng mắc cài cố định, bác sĩ sẽ lắp mắc cài, dây cung, dây thun cố định trên bề mặt răng bằng keo chuyên dụng. Và khí cụ này không thể tự ý tháo ra tại nhà. 

Đối với niềng răng trong suốt sử dụng khí cụ khay niềng trong suốt. Mỗi tình trạng khác nhau sẽ sở hữu bộ khay niềng có số lượng và kích thước khác nhau. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng để có thể dễ dàng tự tháo lắp, thay đổi niềng qua từng giai đoạn tại nhà. 

Bước 4: Tiến hành tái khám, theo dõi tình trạng dịch chuyển 

Sau khi gắn khí cụ, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng như theo dõi sự dịch chuyển của các răng trên cùng hàm.

Đối với niềng răng mắc cài thì thời gian đến tái khám sẽ thường xuyên hơn niềng răng trong suốt. Trung bình lịch tái khám của niềng răng mắc cài là 2 – 3 tuần/ lần, còn với niềng răng trong suốt thì 4-6 tuần/ 1 lần. 

Bước 5: Tháo niềng, kết thúc niềng răng và đeo hàm duy trì

Khi các răng hô đã được điều chỉnh về đúng vị trí trên hàm, không còn chìa ra ngoài, không còn lệch lạc mà các răng ngay ngắn, dàn đều thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo khí cụ niềng răng. 

Sau đó, sẽ hướng dẫn đeo hàm duy trì để cố định vị trí răng mới dịch chuyển, giữ kết quả niềng ổn định, hạn chế răng chạy về vị trí cũ. 

Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ hướng dẫn. Thông thường, sau khi niềng răng phải đeo hàm duy trì ít nhất là 6 tháng. 

Lưu ý khi thực hiện quá trình niềng răng hô nhổ răng

Khi thực hiện niềng răng hô có nhổ răng, cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Sau khi nhổ răng, cần phải chăm sóc để vết thương nhanh lành. Không nên dùng tay hay vật gì chạm vào vết thương vừa nhổ răng. Nếu như quá đau nhức có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau. Thời gian lành thương, không nên ăn các thực phẩm có tính kích thích như cay, nóng. 
  • Chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, chủ yếu các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt. Không nên ăn thực phẩm quá cứng, quá dai. 
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ, nhất là với niềng răng mắc cài, tránh thức ăn bị giắt vào mắc cài gây nên các bệnh lý. 
  • Ngoài đánh răng mỗi ngày, cần sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối để làm sạch khoang miệng, mảng bám, diệt khuẩn. 
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn. 
Vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn
Vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về quá trình niềng răng hô nhổ răng giúp mọi người giảm được lo lắng. Thực tế, nhổ răng không gây ảnh hưởng và đáng sợ nếu như chúng ta chọn nha khoa đảm bảo chất lượng, uy tín. 

Đến với nha khoa My Auris ngay để được tư vấn chi tiết về niềng răng cũng như các thông tin liên quan nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger