Phương pháp trồng răng mini Implant là gì?

phương pháp trồng răng mini implant là gì

Khi tìm hiểu về phương pháp trồng răng Implant, bạn thường nghe tên một loại trụ răng khác, là mini Implant. Vậy mini Implant là gì và có khác biệt gì so với loại Implant thông thường, mini Implant được sử dụng trong trường hợp nào, loại Implant này có tốt không? có phù hợp với bạn không, Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Mini Implant là gì?

Mini Implant là loại Implant có kích thước nhỏ hơn trụ Implant thông thường, đường kính dưới 3mm, dài từ 13 đến 16mm.

Mini Implant được sử dụng trong trường hợp: Mất răng toàn hàm, khi nướu răng bị tiêu quá nhiều, không đủ điều kiện ghép xương để trồng Implant thông thường. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng 4 trụ Mini Implant, đặt cố định trong xương hàm cùng 1 lúc, và phục hình dãy cầu răng sứ lên trên.

Mini implant
Mini implant

Tùy điều kiện và tình trạng cụ thể của xương hàm, vị trí răng… mà các Bác sĩ sẽ lựa chọn loại Implant có kích thước phù hợp với bạn.

2. Cấu tạo của Mini Implant – Mini Implant được sử dụng trong trường hợp nào?

Cấu tạo:

Mini Implant là bản thu nhỏ của Implant truyền thống, nên cũng có cấu tạo tương tự, gồm: trụ Implant, abutment và mão răng sứ.

Đường kính của một mini Implant dao động trong khoảng từ 2 đến 3mm, dài khoảng 13 đến 16 mm.

Trường hợp sử dụng mini Implant:

Không phải trường hợp mất răng nào cũng thích hợp để sử dụng Mini Implant, Bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá và quyết định trồng răng Implant với các trường hợp sau đây:

– Khi cần sử dụng mini Implant để nâng đỡ hàm tạm, trong thời gian chờ phục hình chính thức trên Implant.

  • Mini Implant được sử dụng khi phục hình cố định trên khoảng mất răng hẹp, xương mỏng, ít bị tiêu xương…như vị trí răng cửa.
  • Phù hợp với bệnh nhân mất răng toàn hàm từ lâu, hàm giả khó bám dính. Khi sử dụng Mini Implant, sẽ giúp hàm giả chắc chắn và ăn nhai tốt như răng thật.
  • Dành cho người ghép răng nhưng không muốn ghép xương, chỉnh nha trước khi trồng răng Implant.
  • Điều chỉnh và làm vững chắc hàm giả tháo lắp bị lỏng lẻo, do tiêu xương quá nhiều.
  • Cấy mini Implant chỉ cần 1 tiểu phẫu nhỏ, để đặt trụ mini vào xương hàm mà không cần tách nướu. Sau đó, có thể tiến hành phục hình răng lên trên mà không cần nhiều thời gian chờ đợi.
Cấu tạo mini implant
Cấu tạo mini implant

3. Mini Implant có những ưu điểm gì?

Ưu điểm của mini Implant là thay thế phương pháp trồng răng Implant truyền thống, trong một số trường hợp nhất định và được đánh giá cao bởi những ưu điểm sau đây:

  • Quy trình cấy ghép đơn giản, ít đau đớn.
  • Thời gian trồng răng nhanh, dễ lành thương, phù hợp với người lớn tuổi mất răng.
  • Không cần quá nhiều thời gian để chờ trụ răng tích hợp với xương
  • Chi phí mini Implant thấp hơn Implant truyền thống.
  • Khắc phục những nhược điểm của hàm tháo lắp như: hàm lỏng lẻo, khó khăn trong quá trình ăn nhai,

4. Mini Implant có thực sự hiệu quả không?

Sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên mini Implant vẫn có một số nhược điểm sau:

  • Do kích thước nhỏ hơn so với Implant truyền thống, nên khả năng chịu lực ăn nhai và độ bền kém hơn.
  • Chỉ phù hợp trong trường hợp làm hàm giả bán cố định.
  • Độ ổn định của Mini Implant không cao bằng Implant truyền thống.
  • Nếu bị mất răng và có nhu cầu cắm mini Implant, bạn hãy trực tiếp đến phòng khám Nha khoa để Bác sĩ chụp phim và thăm khám cụ thể. Tùy vào từng trường hợp mất răng của bạn, Bác sĩ sẽ tư vấn nên trồng răng bằng Mini Implant hay phương pháp trồng răng Implant truyền thống.
mini implant có hiệu quả không?
mini implant có hiệu quả không?

Trả lời

chat zalo
messenger