Niềng răng có làm răng yếu đi không là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng khi nắn chỉnh răng để giúp răng di chuyển về đúng vị trí đã xác định trước đó. Vậy thực hư như thế nào khi đi niềng răng có làm răng yếu đi không?
Mục Lục
1. Phương pháp niềng răng có làm răng yếu đi không?
Phương pháp niềng răng là một trong những kỹ thuật nắn chỉnh răng về các khuyết điểm về răng như hô, móm, răng lệch lạc,..giúp bạn tự tin và cải thiện khớp cắn chuẩn hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào sự tác động lực lên dây cung, mắc cài và các khí cụ, răng sẽ được nắn chỉnh và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thêm vào đó, giúp bạn có gương mặt cân đối và hài hòa hơn.

Thông thường thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Vì vậy, người niềng cần đòi hỏi phải “đầu tư thời gian”. Tuy vậy, thời gian đeo niềng của từng khách hàng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe nên có thời gian nắn chỉnh nha khác nhau. Hiện nay có 2 hình thức chỉnh nha đó là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Tuy nhiên, sự tác động của khay niềng hay mắc cài sẽ khiến bạn có cảm giác răng của bạn yếu đi khi thực hiện niềng răng. Đặc biệt, đối với những người có cấu trúc răng phức tạp, người niềng cần phải nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ để kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
Vậy, niềng răng có làm răng yếu đi không? – Thực tế, chỉnh nha không làm cho răng yếu đi, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và hình dáng răng, đặc biệt là không xâm lấn đến men răng khi bạn thực hiện phương pháp chỉnh nha tại các nha khoa uy tín. Đồng thời đó, khi các răng di chuyển và dần ổn định thì xương ở xung quanh răng sẽ tái cấu trúc lại, nhờ đó không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này.
Song song đó, kết quả niềng răng phụ thuộc rất nhiều kỹ thuật điều trị của bác sĩ và nha khoa bạn lựa chọn. Nếu như bạn lựa chọn nha khoa có địa chỉ không uy tín sẽ khiến răng yếu đi hoặc thậm chí hư hỏng.
2. Nguyên nhân niềng răng dẫn đến tình trạng răng yếu đi?

Để có kết quả niềng răng tốt như mong đợi, cần có sự hợp tác từ hai phía bác sĩ và người niềng trước và sau khi niềng. Dưới đây là những nguyên nhân chính có thể xảy ra răng yếu đi khi niềng?
Trước khi niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ cần phải thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán hình ảnh về tình trạng răng như: thăm khám, chụp phim X – quang. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chẩn đoán sai sẽ dẫn đến sai lầm về phác đồ điều trị cũng là nguyên nhân khiến răng của bạn yếu đi. Vì thế, bác sĩ cần chụp phim và chẩn đoán bệnh kỹ càng để đưa ra được các phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu trước khi niềng răng, các bệnh lý của răng không được điều trị triệt để các tình trạng về các bệnh lý răng miệng. Đặc biệt khi bạn có nền chân răng yếu và không được bảo vệ sẽ khiến răng yếu đi và dễ bị lung lay.
Trong khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng không được xử lý kỹ lưỡng sẽ gây ra tình trạng răng yếu hoặc lung lay. Chẳng hạn, như bác sĩ sẽ gắn mắc cài không đúng chuẩn, dây cung không tạo ra lực kéo chuẩn khiến răng di chuyển. Đối với những vị trí răng lệch lạc cùng với tác động của lực kéo không phù hợp thì răng sẽ bị yếu đi.
Bên cạnh đó, bác sĩ tác động lực kéo không đủ, khiến răng không thể di chuyển theo dự đoán ban đầu sẽ khiến răng ê buốt kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Hoặc trường hợp khi dùng lực quá mạnh sẽ gây ra tình trạng tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng bị giảm tuổi thọ và khớp cắn sai lệch nghiêm trọng.
Sau khi niềng răng
Việc chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng là vô cùng quan trọng, vì mắc cài tác động đến yếu dần của răng. Do vậy, bạn cần phải có kế hoạch chăm sóc răng miệng, vệ sinh răng miệng thật tốt để không ảnh hưởng đến sự chắc chắn của răng.
3. Các cách xử lý răng yếu sau khi niềng
Gặp bác sĩ nha khoa
Khi bạn có dấu hiệu răng bị lung lay khi niềng, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ chỉnh nha của mình bởi bác sĩ là người điều trị cho bạn cần nắm rõ nguyên nhân, tình trạng răng của bạn. Ngoài ra, bạn cần nắm rõ nguyên nhân vì sao răng của bạn bị yếu đi khi niềng cần phải kiểm trạng xương và chân răng thông qua hình ảnh chụp phim X – quang.
Nếu như răng yếu đi do bệnh yếu răng, bác sĩ có thể thực hiện vài thủ thuật điều trị tại nha khoa và kèm theo đơn thuốc cho khách hàng sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, đối với trường hợp răng yếu do mật độ xương hàm, chân răng bị ngắn thì bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép thêm xương răng.
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Khi thực hiện phương pháp niềng răng, chân răng sẽ dịch chuyển và trở nên yếu hơn trước khi xương hàm xung quanh được tái tạo lại. Vì thế, trong thời gian đầu niềng răng bạn cần phải chú ý đến vấn đề ăn uống.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế những thực phẩm cứng, dai,.. để tránh tạo nhiều áp lực lên răng. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt nhỏ thức ăn hoặc đồ ăn mềm và hạn chế cắn xé thức ăn với lực cắn mạnh.
4. Làm thế nào để giữ răng chắc khỏe trong quá trình niềng răng
Mặc dù phương pháp niềng răng không có ảnh hưởng xấu đến sự chắc khỏe của răng nhưng bạn vẫn cần phải tự thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm thiểu những vấn đề không mong muốn trong quá trình chỉnh nha. Bạn cần phải tập đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách để khi đeo niềng không bị thức ăn dễ giắt vào dây cung. Ngoài ra, bạn cần phải phải đến phòng khám định kỳ để kiểm tra định kỳ.

Ngoài ra, đối với những người lựa chọn niềng răng mắc cài trong suốt thì cần phải lưu ý tháo niềng trước khi ăn và uống những thực phẩm có màu. Đồng thời, sau khi đeo khay niềng bạn cần vệ sinh răng miệng và khay niềng cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cần phải đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
Tóm lại, niềng răng có làm răng yếu đi không sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn trước khi quyết định niềng răng.
Kim Dung