Niềng răng là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi có ý định điều chỉnh các răng bị thưa, móm, khấp khểnh và đặc biệt là răng hô vẩu. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu phải nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm cho răng di chuyển trong quá trình niềng. Việc nhổ răng trước khi niềng khiến nhiều người cảm thấy lo ngại, sợ hãi, lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, nhổ răng để niềng có đau không? Nhổ răng để niềng có nguy hiểm không? Tại sao phải nhổ răng để niềng? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!
Mục Lục
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha để tác động lực lên răng dần dần đưa răng về vị trí có khớp cắn chuẩn, vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ lại đem lại lợi ích sức khỏe răng miệng lâu dài.

2. Tại sao phải nhổ răng khi niềng?
Trong ngành nha khoa, bác sĩ sẽ không nhổ răng khi không cần thiết. Nhưng nếu có chỉ định phải nhổ răng khi niềng thì là bởi những lý do như:
-
Niềng răng trong độ tuổi trưởng thành
Lúc này xương hàm đã cứng chắc và cân đối với khuôn mặt nên khi niềng răng bạn cần phải nhổ răng để có khoảng trống giúp răng di chuyển thuận lợi hơn về đúng vị trí.
-
Răng bị các khiếm khuyết
Răng bị các khiếm khuyết như chen chúc, khấp khểnh, hô, vẩu cần khoảng trống để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, do đó, chỉ định nhổ răng của bác sĩ đưa ra là cần thiết.
-
Nhổ răng khôn
Khi niềng răng, do tính chất mọc cuối cùng nên gần như răng khôn không còn chỗ đứng trên cung hàm. Vì thế, nó có xu hướng mọc ngầm, đâm ngang hoặc lệch so với những răng khác. Điều này vô tình làm lệch lạc những răng bên cạnh, có khi là cả hàm răng, gây đau nhức và khó chịu… Do đó để có khoảng trống di chuyển răng, tránh những nguy cơ xô lệch, Bác sĩ sẽ có chỉ định làm tiểu phẫu nhổ răng khôn trước khi niềng.

3. Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng?
Trường hợp đơn giản có thể mở rộng diện tích cho răng di chuyển bằng cách mài kẽ răng hoặc nong hàm thì không cần nhổ răng. Tuy nhiên, phương pháp mài kẽ răng sẽ chỉ có tác dụng khi răng cần ít diện tích. Trường hợp phức tạp hơn vẫn sẽ phải nhổ răng.
Khi răng của bạn thưa, kích thước giữa các răng nhỏ hơn so với độ rộng thực tế của xương hàm, hay khi bạn đã bị mất răng thì không cần thiết phải nhổ răng.
Răng khấp khểnh nhưng không có răng thừa, không gây ảnh hưởng gì đến kết quả niềng răng chỉnh nha, thì cũng không phải nhổ răng khi niềng răng.
4. Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không?
Trước khi nhổ răng, bác sĩ đã cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng, thông thường những răng chỉ định nhổ là răng ít quan trọng nên bạn hãy yên tâm vì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bạn cần nhổ và niềng răng tại trung tâm nha khoa có uy tín, thực hiện bởi nha sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm. Khi nhổ răng tại những trung tâm nha khoa uy tín, sẽ được áp dụng những máy móc tiên tiến hiện đại, cùng quy trình nhổ răng đạt chuẩn của bộ y tế, vô trùng trước khi tiến hành nên sẽ không để lại biến chứng nào sau khi nhổ răng.
Để biết được trường hợp của mình có phải nhổ răng khi niềng răng hay không? bạn nên đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được nha sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

5. Nhổ răng để niềng răng có đau không?
Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm tân tiến kết hợp với gây tê, bạn sẽ không cảm thấy đau khi nhổ răng, không bị xâm lấn xuống vùng nướu và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Nhổ răng để niềng có hại không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ địa của từng người. Do đó, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở nha khoa có uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể cũng như để biết chính xác rằng mình có cần nhổ răng khi niềng răng chỉnh nha hay không?
6. Cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ việc uống thuốc đúng như chỉ dẫn của bác sĩ. Với các tiểu phẫu nhổ răng bình thường sẽ ít đau hơn nhổ răng khôn.
Chườm túi lạnh ở ngoài môi và vị trí nhổ răng để giảm đau sưng nhưng chỉ chườm khoảng 15 phút/ lần. Những ngày sau, nên đắp khăn ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng nên ăn cháo loãng và uống sữa để tránh răng phải dùng lực nhiều. Nên uống nhiều nước ép dâu tây, sữa đậu nành vì có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ nhanh lành vết thương.
Sau khi nhổ răng, cần vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng với bàn chải mềm nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Tránh làm tổn thương bằng cách chải răng đến vùng răng mới nhổ.
Không ăn uống đồ ăn quá cứng, dai, nóng hoặc lạnh để tránh khiến lợi bị tổn thương tại vùng mới nhổ răng.

Để đảm bảo kết quả tốt nhất cho hàm răng của mình, bạn hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và máy móc hiện đại giúp quá trình nhổ răng để niềng răng thật an toàn và yên tâm nhé!