Mách bạn 6 cách chăm sóc cầu răng sứ luôn sạch, bền lâu

Mách bạn 6 cách chăm sóc cầu răng sứ luôn sạch, bền lâu

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định trên cung hàm nhằm thay thế cho răng đã mất. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách chăm sóc cũng như chủ quan trong chăm sóc cầu răng sứ khiến các răng nhanh chóng vỡ mẻ, hư hại, thậm chí ảnh hưởng đến cùi răng thật. Do vậy, trong bài viết này, My Auris sẽ mách bạn một số cách chăm sóc cầu răng sứ, mọi người bỏ túi ngay nhé. 

Những tác hại khi không chăm sóc cầu răng sứ kỹ 

Cầu răng sứ giúp phục hình răng đã mất, cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai. Tuy nhiên, nếu không biết cách vệ sinh và chăm sóc sẽ nhanh chóng nứt vỡ, thậm chí cùi răng thật cũng không giữ nổi. 

Vệ sinh cầu sứ đặc biệt chú ý bên dưới cầu sứ, bởi nơi đây mảng bám, mảnh vụn thức ăn dễ dàng nhồi nhét và tích tụ tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công, phát triển. 

Thế nên, gây nên các tác hại như sau: 

  • Bệnh lý răng miệng: gây hôi miệng, sưng nướu, thậm chí sâu răng khi vi khuẩn tấn công đến cùi răng thật. 
  • Gây đau nhức trong quá trình ăn nhai. 
  • Nhanh chóng vỡ, nứt, mẻ răng sứ
  • Răng thật yếu, nhạy cảm và nhanh chóng mất đi. 
Răng sứ nứt, vỡ mẻ - Những tác hại khi không chăm sóc cầu răng sứ kỹ 
Răng sứ nứt, vỡ mẻ – Những tác hại khi không chăm sóc cầu răng sứ kỹ

Cách chăm sóc cầu răng sứ để kéo dài tuổi thọ

Cầu răng sứ là dãy cầu sứ gồm các răng liền kề nhau, nên khi 1 răng xuất hiện vấn đề đồng nghĩa với thay cầu sứ mới. Vậy nên sau khi phục hình cầu răng sứ nên có chế độ chăm sóc tốt. Sau đây là một số cách chăm sóc cầu răng sứ để mọi người có thêm kinh nghiệm nhé:

Chải răng đúng và đủ – Chăm sóc cầu răng sứ 

Việc chải răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc cầu răng sứ. Nên chải răng thường xuyên và đều đặn, ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 

Đánh răng nên sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp khoang miệng và di chuyển bàn chải nhẹ nhàng giữa các răng, chải theo chiều thuận chứ không chải ngang. Đặc biệt chỗ có cầu răng sứ cần phải chải răng cẩn thận hơn, không nên chải quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến trụ cầu.

Chải răng đúng và đủ - Chăm sóc cầu răng sứ 
Chải răng đúng và đủ – Chăm sóc cầu răng sứ

Làm sạch răng cả mặt trong, mặt ngoài, vùng trên và nhất là bên dưới cầu răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn, thức ăn vụn tích tụ. 

Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng, nước muối

Tuyệt đối không được dùng tăm xỉa răng với cầu răng sứ vì sẽ khiến cầu sứ lung lay. Thay vào đó nên dùng nha khoa, tăm nước nhẹ nhàng làm sạch các khu vực xung quanh kẽ răng. 

Đồng thời, nên kết hợp sử dụng nước súc miệng và nước muối để vệ sinh răng và khoang miệng. Nên súc 2 lần/ ngày hoặc sau mỗi bữa ăn. 

Chế độ ăn uống hợp lý 

Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và thời gian sử dụng răng sứ lâu dài. Không chỉ vậy, việc ăn uống đúng cách còn giúp sức khỏe cơ thể và răng miệng tốt hơn. 

  • Khi mới làm cầu sứ nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, canh,… vì thời gian này, răng còn khá cứng nếu ăn như bình thường ngay có thể làm răng nứt vỡ. 
  • Sau khi đã thích nghi, nên ăn uống bình thường nhưng cũng không nên gây áp lực cho răng, tác động lực ăn nhai quá lớn. Do đó, hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai,… 
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để răng thêm chắc khỏe: sữa, trứng, sữa chua, phô mai, rau củ quả,… 
  • Bổ sung nhiều vitamin C từ rau củ quả,… để răng miệng được tốt hơn cũng như có tác dụng làm sạch cầu sứ. Tuy nhiên, cần súc miệng lại với nước để thành phần acid trong thực phẩm không gây mòn men răng. 
  • Uống nhiều nước trong ngày 
  • Tránh dùng thực phẩm quá lạnh, quá nóng
  • Không sử dụng các loại nước nhiều đường, chất kích thích như nước có ga, nước ngọt, cà phê, trà, bia, rượu,… Bởi những loại này không chỉ làm răng sử xỉn màu mà còn ảnh hưởng đến cùi răng thật bên trong.
Chế độ ăn uống hợp lý - chăm sóc cầu răng sứ
Chế độ ăn uống hợp lý – chăm sóc cầu răng sứ

Từ bỏ thói quen xấu 

Không nên dùng răng sứ cắn, nạy vật cứng như nắp chai, móng tay hay bất kỳ vậy nào. Đồng thời, nên khắc phục tật nghiến răng, cắn chặt răng khi ngủ. Bởi điều này khiến răng dễ mòn và nhanh chóng vỡ nứt. 

Nếu như không kiểm soát được tật nghiến răng, có thể trao đổi với bác sĩ để có những dụng cụ hỗ trợ phù hợp nhất. 

Không hút thuốc lá – Chăm sóc cầu răng sứ 

Thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn là tác nhân khiến răng sứ xỉn màu, giảm tuổi thọ. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ bám vào răng và rất khó loại bỏ nếu chỉ dựa vào việc đánh răng thông thường mỗi ngày. 

Tái khám định kỳ 

Việc khám răng định kỳ cũng là cách chăm sóc cầu răng sứ tốt hơn. Thông thường, khoảng 3-6 tháng nên đến nha khoa/ phòng khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng. Đồng thời, bác sĩ còn vệ sinh khoang miệng, cạo vôi răng. 

Nếu như phát hiện có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và can thiệp xử lý kịp thời, tránh những điều không mong muốn xảy ra, cũng như ngăn chặn phát sinh bệnh lý răng miệng. 

Tái khám định kỳ - chăm sóc cầu răng sứ
Tái khám định kỳ – chăm sóc cầu răng sứ

Ngoài ra, thực hiện cầu răng sứ sử dụng được lâu, chắc khỏe, tốt cho sức khỏe nên chọn nha khoa uy tín, chất lượng. Đặc biệt, đảm bảo đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, giỏi chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm để trồng cầu sứ đúng kỹ thuật. Theo đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của nha khoa cũng phải đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về cách chăm sóc cầu răng sứ, mọi người có thêm kinh nghiệm và biết cách vệ sinh cũng như chăm sóc như thế nào. Từ đó, giúp răng sứ luôn đẹp, sử dụng lâu dài và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy liên hệ ngay nha khoa My Auris để biết thêm thông tin về dịch vụ và sức khỏe răng miệng nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger