Răng hàm là một trong những răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền xé thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Nếu không bảo vệ và chăm sóc tốt thì răng hàm rất dễ bị sâu gây nên những cơn đau, ê buốt vô cùng khó chịu. Tình trạng này càng kéo dài thì sâu răng sẽ lây lan và cản trở quá trình ăn uống. Và bọc răng sứ là một trong những giải pháp giúp bảo vệ răng, nâng cao sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa sâu tái phát. Vậy bọc răng sứ cho răng hàm sâu có nên không và đem lại lợi ích thế nào?
Mục Lục
Bọc răng sứ cho răng hàm sâu có được không?
Khi bị sâu răng hàm, đối với những trường hợp nặng thì bọc răng sứ cho răng hàm sâu lại là giải pháp hiệu quả nhất. Các trường hợp sâu nhẹ, lỗ sâu còn nhỏ thì bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Nếu những trường hợp sâu quá nặng thì bác sĩ tiến hành điều trị tủy trước rồi mới tiến hành bọc răng sứ lên trên để bảo vệ cùi răng thật cũng như duy trì thẩm mỹ và đảm bảo ăn nhai. Răng hàm gồm răng hàm trên và răng hàm dưới, tính từ răng số 4 đến răng số 7. Răng hàm là nhóm răng chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo ăn nhai, nghiền xé thức ăn và giữ khớp cắn ổn định. Ngoài ra, các răng hàm còn đảm nhiệm chức năng nâng đỡ giúp môi má không bị hóp lại, từ đó giúp khuôn mặt được đầy đặn, cân đối.
Răng hàm rất quan trọng đối với cơ thể, nếu như răng có vấn đề như bị sâu hay mất răng sẽ gây nên nhiều tác hại không tốt. Do đó, nếu như chỉ mới có dấu hiệu sâu răng nên được kiểm tra, thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bọc răng sứ cho răng hàm sâu thực hiện thế nào?
Những chiếc răng hàm bị sâu sẽ được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ, trường hợp răng bị viêm nhiễm tủy thì cần thực hiện điều trị tủy trước rồi mới bọc sứ. Sau khi điều trị triệt để bệnh lý sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng đến tỷ lệ phù hợp và bọc mão sứ đã được chế tác như răng thật, phù hợp với kích thước răng hàm của bạn lên trên.
Một số răng sâu không còn nguyên vẹn nên tỷ lệ mài răng sẽ rất ít, có trường hợp không cần mài. Mão sứ được lựa chọn chất liệu theo nhu cầu và điều kiện của khách hàng. Nhìn chung, các mão sứ sẽ được thiết kế hình dáng, màu sắc tương tự như răng thật. Đặc biệt, vị trí răng hàm cần lực ăn nhai mạnh và nhiều nên mọi người nên lưu ý chọn chất lượng mão sứ tốt để đảm bảo ăn nhai, tuổi thọ răng lâu dài, bảo vệ cùi răng thật bên trong tốt.

Có phải răng hàm nào bị sâu cũng sẽ bọc sứ?
Bọc răng sứ cho răng hàm sâu là một trong những giải pháp bảo vệ răng, tuy nhiên không phải cứ sâu răng là bọc sứ. Cụ thể, tình trạng sâu răng được chia thành 3 nhóm cơ bản dưới đây:
Răng sâu nhẹ có thể không cần bọc sứ
Những chiếc răng sâu với lỗ nhỏ, khoảng 2mm với những lỗ sâu này có thể ở mặt nhai hay ở mặt bên, chưa gây ê buốt, đau nhức khi ăn uống thì không cần phải bọc sứ. Trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và làm sạch lỗ sâu bằng dụng cụ chuyên dụng cũng như chỉ định phương pháp điều trị. Cuối cùng, trám răng để có bảo vệ răng tối ưu.
Răng hàm có lỗ sâu khoảng 5mm
Khi các vết sâu răng bắt đầu lan rộng, ngày càng tấn công vào cấu trúc răng gây đau nhức, ê buốt thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng và bọc sứ bên ngoài. Đây là phương pháp lý tưởng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, bảo vệ răng hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai và ngăn ngừa sâu răng tái phát.
Răng sâu bị vỡ
Với những chiếc răng sâu quá nặng, bị nứt vỡ, tình trạng răng không còn tốt, mất nhiều tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng, không thể cứu chữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Bởi chỉ có nhổ bỏ mới có thể ngăn chặn tình trạng sâu ăn luồng, lây lan ảnh hưởng đến các răng lân cận. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sâu, để ngăn tình trạng tiêu xương hàm thì mọi người nên thực hiện cấy implant cho răng mất.

Lợi ích của việc bọc răng sứ cho răng hàm sâu
Điều trị và bọc răng sứ cho răng hàm sâu không chỉ khắc phục hiệu quả bệnh lý mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng nói riêng, sức khỏe cơ thể nói chung.
- Giúp bảo vệ răng thật: bọc răng sứ giúp ngăn ngừa mảng bám của thức ăn, vi khuẩn xâm nhập phá hủy răng thật. Đặc biệt, lớp sứ cứng bên ngoài giúp ngăn chặn tình trạng viêm tủy, sâu răng và nứt răng tiếp diễn.
- Cải thiện thẩm mỹ, phát âm: mặc dù răng hàm nằm bên trong khó nhận thấy nhưng nếu nhìn kỹ trong những trường hợp cười lớn thì vẫn có thấy. Do đó, bọc sứ giúp cải thiện thẩm mỹ và ngăn chặn những vấn đề liên quan đến phát âm xảy ra.
- Đảm bảo ăn nhai, nâng cao sức khỏe cơ thể: chọn những chất liệu sứ tốt sẽ có độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao nên đem đến sự thoải mái trong ăn nhai, nghiền xé thức ăn trước khi xuống dạ dày. Từ đó, không còn sự cản trở ăn uống, cảm nhận món ngon, đồng thời cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn, nâng cao sức khỏe.
- Cảm giác thoải mái, không gây vướng víu trong ăn uống, sinh hoạt và dễ dàng vệ sinh.
- Chất liệu sứ dùng trong nha khoa đã được kiểm định và cho phép sử dụng. Cho nên, an toàn, lành tính và không gây kích ứng môi trường khoang miệng.

Bọc răng sứ cho răng hàm sâu bao nhiêu tiền?
Bọc răng sứ cho răng hàm sâu bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên khó có thể nói chính xác. Để biết chính xác bảng giá dịch vụ, mỗi người nên đến trực tiếp nha khoa tìm hiểu và tham khảo mức giá.
Giá bọc răng sứ cho răng hàm sâu phụ thuộc vào:
- Tình trạng, sức khỏe răng miệng: bác sĩ sẽ phải điều trị sâu trước rồi mới tiến hành bọc sứ.
- Số răng cần bọc sứ
- Chất liệu sứ thực hiện
- Nha khoa có chất lượng tốt, tay nghề bác sĩ đảm bảo thì sẽ có mức giá cao hơn.
Thông thường, mức giá dao động bọc răng sứ kim loại khoảng từ 1.000.000 -2.500.000 đồng/ răng. Mức giá dao động bọc răng sứ titan khoảng từ 2.500.000 đồng/ răng còn với răng toàn sứ sẽ có mức giá dao động trong khoảng 4.500.000 – 9.000.000 đồng/ răng.
Và chi phí điều trị tủy đang dao động trong khoảng từ 400.000 – 1.000.000 đồng/răng.
Trên đây là những thông tin về bọc răng sứ cho răng hàm sâu mà nha khoa My Auris đã chia sẻ, hẳn là mọi người cũng hiểu hơn về phương pháp cũng như lợi ích thực hiện. Việc chăm sóc và bảo vệ răng vô cùng quan trọng, nhưng nếu răng có vấn đề thì nên kiểm tra và thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt, răng sâu được phát hiện sớm sẽ có nhiều biện pháp điều trị mà không gây biến chứng hay mất răng vĩnh viễn.
Anh Thy