Kỹ thuật cắm Implant có ưu và nhược điểm như thế nào?

kỹ thuật cắm implant

Kỹ thuật cắm implant là phương pháp trồng răng cấy trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất. Vật liệu titanium có tính tương thích với xương hàm cao và tránh không gây ra tình trạng xâm lấn hay viêm nhiễm sau khi cắm implant. 

Mục Lục

Kỹ thuật cắm implant là gì?

Kỹ thuật cắm implant là phương pháp cấy răng giả vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất bằng các thủ thuật tiểu phẫu dưới nướu. Đây là phương pháp được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao và phương án ưu việt trong việc phục hình răng đã mất. Implant có hình dáng như một đinh vít, được phẫu thuật cố định dưới xương hàm. Sau khi trụ được đặt, xương tự nhiên liên kết với trụ (hay còn gọi là trụ tích hợp với xương hàm) và có chức năng thay thế chân răng đã mất. Ngày nay, kỹ thuật cắm implant có thể khắc phục các trường hợp mất một răng hoặc mất răng toàn hàm. Nhằm cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ gương mặt cho khách hàng. 

kỹ thuật cắm implant
Các thành phần của răng implant

Kỹ thuật cắm Implant có ưu và nhược điểm như thế nào?

kỹ thuật cắm implant
Ưu và nhược điểm khi cắm implant

Ưu điểm khi cắm implant

Phục hình răng đã mất 

Trụ răng implant có vai trò và cấu tạo y như một chiếc răng thật, giúp phục hình răng một cách toàn diện. Đặc biệt, đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho người phục hình răng mất bằng implant. 

Ngăn chặn tình trạng tiêu xương 

Mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như quá trình ăn uống khó khăn. Vì thế, việc cắm implant sẽ khắc phục được tình trạng tiêu xương vì chân răng thật đã mất được thay bằng trụ titan. 

Không ảnh hưởng đến các răng lân cận 

Một sự thật sau khi mất răng, các răng lân cận sẽ xô lệch về phía răng đã mất, thiếu thẩm mỹ và hạn chế chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắm Implant sẽ khắc phục răng tại vị trí răng đã mất mà không ảnh hưởng đến các răng khác và được bảo tồn nguyên vẹn các răng bên cạnh. 

Chức năng ăn nhai như răng thật 

Ưu điểm nổi bật khi cắm implant chính là tuổi thọ cao và duy trì chức năng ăn nhai tốt như răng thật, thoải mái mà không hề có cảm giác khó chịu.

Nhược điểm khi làm implant

Bên cạnh những ưu điểm thì kỹ thuật cắm implant có nhiều nhược điểm như:

Trẻ em dưới 16 tuổi 

Bệnh nhân dưới 16 tuổi sẽ không được thực hiện phương pháp trồng răng implant. vì lúc này, xương hàm chưa phát triển toàn diện, mật độ xương hàm thấp hoặc thậm chí ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm.

Chi phí thực hiện cao

So với các phương pháp trồng răng khác, thì phương pháp trồng răng implant có chi phí khá cao dao động từ 12 triệu đến 35 triệu cho từng loại trụ implant (chưa tính mão răng sứ).

Thời gian điều trị kéo dài 

Phương pháp trồng răng implant có thể kéo dài 6 tháng hoặc hơn vì do tình trạng và cấu trúc xương hàm của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không muốn đầu tư thời gian cấy ghép implant nhưng có nhu cầu phục hình răng mất bằng implant có thể lựa chọn phương pháp trồng răng implant tức thì. 

Chính vì thế, nhược điểm của cắm implant là quy trình thực hiện và thời gian trụ tích hợp với xương hàm dẫn đến sẽ mất nhiều thời gian hơn các phương pháp khác.

Không phù hợp với mọi người 

Phương pháp này không thích hợp với những bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân mắc một số bệnh như bệnh máu khó đông, tiểu đường,..thì kết quả điều trị sẽ thấp hơn hay quá trình lành thương lâu hơn.

Quy trình kỹ thuật cắm implant được thực hiện ra sao? 

kỹ thuật cắm implant
Quy trình thực hiện cắm Implant

Quy trình kỹ thuật cắm implant sẽ được thực hiện trình tự các bước: 

Bước 1: Thăm khám và tư vấn 

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng; chụp CT để kiểm tra mật độ xương, độ dày xương hàm và làm các xét nghiệm cần thiết. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng,  thời gian điều trị trong bao lâu và chi phí thực hiện như thế nào. 

Bước 2: Tiến hành cấy Implant 

Trước khi cấy ghép implant, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng. Tiếp đó, tiến hành gây tê tại vị trí cấy ghép Implant. Điều này giúp bệnh nhân thoải mái và có cảm giác dễ chịu khi thực hiện. 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant trực tiếp vào xương hàm. Trong khi chờ đợi trụ implant ổn định trong xương, bác sĩ sẽ gắn răng tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai bình thường trong thời gian lành thương.

Đây là cấy ghép implant quan trọng cần đòi hỏi tay nghề của bác sĩ cao, cẩn thận và tỉ mỉ trong quy trình thực hiện cấy implant.

Bước 3: Lắp răng sứ 

Sau khoảng thời gian 6 – 14 tuần, khi xương và implant đã tích hợp, bác sĩ sẽ gắn răng sứ cố định và trụ răng sao cho khít với viền nướu.

Bước 4: Thăm khám định kỳ 

Trong 1 tháng đầu, bạn cần tái khám để được bác sĩ kiểm tra đảm bảo chiếc răng implant an toàn và không khiến bạn khó chịu trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt bình thường.

Những điều lưu ý sau khi cắm implant 

 

Sau khi cắm implant bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần phải cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút hoặc cho đến khi máu đông lại.
  • Cẩn thận trong việc đánh răng hàng ngày đặc biệt tránh vị trí phẫu thuật. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước súc miệng bằng dung dịch khử trùng.
  • Sử dụng thức ăn mềm như cháo loãng, các thực phẩm từ sữa nhằm hạn chế tối đa việc ăn nhai tránh ảnh hưởng đến vị trí vừa mới cắm trụ.
  • Tròng khoảng 48 – 72 giờ đầu, bạn không nên hoạt động thể lực mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cấy răng, khiến cho implant bị lung lay ra khỏi vùng cấy ghép.

Hy vọng bài viết trên đây là thông tin hữu ích về kỹ thuật cắm implant. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết hãy đến trực tiếp nha khoa hoặc nhắn tin qua Fanpage để được hỗ trợ tư vấn cặn kẽ nhất!

Kim Dung

chat zalo
messenger