Khi bị nhiệt miệng uống gì để nhanh khỏi và cách phòng ngừa?

Nhiệt miệng bổ sung nước gì để nhanh khỏi và cách khắc phục

Nhiệt miệng là gì và nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng thông thường có thể nhận ra nếu bạn bị nhiệt miệng là xuất hiện mụn nước nhỏ dễ vỡ ở vùng miệng, để lại trên niêm mạc miệng 1 vết lở nông. Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu khi ăn uống hoặc giao tiếp..

Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là gì?

Bị nhiệt miệng có thể do nhiều gây nên. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến là do đánh răng quá mạnh, vô tình cắn trúng, thiếu vitamin B12 và chất sắt, bị stress quá độ. Phụ nữ cũng dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt và có thai do sự thay đổi hormone. Ngoài ra, theo Đông Y, việc bị loét miệng là do nhiệt độc, hỏa độc, âm hư hoặc thấp nhiệt. Chính vì thế, nhiệt miệng uống gì là vấn đề rất quan trọng giúp nhanh chóng giải nhiệt thanh lọc cơ thể và lành vết loét.

Nhiệt miệng uống gì để nhanh khỏi?

Bị nhiệt miệng uống gì còn phụ thuộc nhiều vào sở thích, cơ địa và mức độ sẵn có, dễ tìm của các loại thực phẩm ở khu bạn ở. Có 10 loại nước uống từ thiên nhiên đã luôn được coi là thần dược trị nhiệt miệng từ xưa đến nay và bạn nên thử sử dụng thay vì quá lạm dụng vào thuốc Tây.

Nước lọc

Việc uống đủ và uống nhiều nước lọc là một điều rất quan trọng để giúp cơ thể và khoang miệng không bị khô. Điều này không chỉ giúp cho nhiệt miệng nhanh chóng khỏi mà còn giúp cho các bộ phận khác của cơ thể hoạt động tốt hơn, đào thải được độc tố trong cơ thể.

Nhiệt miệng uống nhiều nước lọc để chống khô miệng
Nhiệt miệng uống nhiều nước lọc để chống khô miệng

Để tăng hương vị cho nước và giúp vết loét nhanh lành, bạn cũng có thể cho thêm các loại hoa quả thanh mát như dâu tây, dưa chuột, dưa hấu, lá bạc hà, lát chanh,…vào bình nước uống.

Bột sắn dây

Bột sắn dây vốn có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng và giải độc. Với băn khoăn bị nhiệt miệng uống gì, cộng thêm vị ngọt thì bột sắn dây là một lựa chọn không tồi. Chỉ cần sử dụng từ 10-15g/ngày là đảm bảo bạn sẽ hết nhiệt miệng nhanh chóng. Cần lưu ý rằng, khi ha bột sắn dây thì nên pha với nước nóng để bột chín, giảm được tính hàn, không gây đau bụng, tiêu chảy.

Nước ép cà chua

Cà chua trong Đông Y vốn có tính bình, vị chua, hơi ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Để thời gian lành vết loét được nhanh hơn, hãy uống 2-4 ly nước ép cà chua mỗi ngày. Nên lưu ý rằng cà chua được sử dụng cần có nguồn gốc rõ ràng, tránh các loại cà chua có dấu hiệu có quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.

Nước ép cà chua cho người bị nhiệt miệng
Nước ép cà chua cho người bị nhiệt miệng

Nước rau má

Rau má thuộc họ hoa tán nên có tính hàn và khả năng làm mát cơ thể. Ngoài ra, theo nghiên cứu, chất triterpenoids có trong rau má sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể uống nước rau má mỗi ngày, nhưng không nên uống liên tục 6 tuần. Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gan, ung thư thì cũng không nên sử dụng rau má.

Nước rau diếp cá

Cũng giống như rau má, nước rau diếp cá cũng là một lựa chọn tốt khi còn băn khoăn nhiệt miệng uống gì. Đây là loại rau có vị cay, tính hàn, kháng khuẩn, rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng vì rau diếp cá vốn có mùi hơi tanh.

Nước cam

Cam là loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao, rất tốt cho hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn kháng viêm. Ngoài ra, các chất folate và vitamin B có trong cam cũng thúc đẩy nhanh quá trình hình thành tế bào khiến các vết loét lành nhanh hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý các điều sau khi uống nước cam:

  • Không uống quá nhiều nước cam trong một ngày.
  • Không uống vào buổi tối để tránh bị tiêu chảy.
  • Không uống khi đói để không ảnh hưởng dạ dày.

Nước nhân trần

Nhân trần thuộc họ hoa mõm chó, hay còn gọi là hoắc hương núi. Nhân trần có vị hơi đắng và có tính hàn, chữa viêm loét da và thanh nhiệt rất tốt. Dưới đây là cách pha nước nhân trần mà bạn có thể tham khảo:

  • Phần cây trên mặt đất là phần có thể sử dụng được của nhân trần.
  • Rửa sạch 1 lượng phù hợp và cắt thành từng đoạn dài 3-5cm.
  • Phơi và sao qua nhân trần cho khô.
  • Cho nhân trần đã khô và nước đun sôi, để nước nguội rồi uống.

Khi sử dụng nước nhân trần, có một lưu ý mà bạn cần biết: Nhân trần còn có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đào thải các chất ra ngoài. Vì thế nếu uống nước nhân trần quá nhiều mỗi ngày trong thời gian dài dễ khiến bạn bị mệt mỏi do mất nước.

Nước chè tươi

Chè tươi rất giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nước trà cũng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, không chỉ giúp thanh nhiệt giải độc mà còn giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Để việc uống nước chè tươi trị nhiệt miệng được tốt nhất mà không gây ra tác dụng gì, bạn cần chú ý:

  • Nên súc miệng lại bằng nước lọc để tránh bị vàng răng sau khi uống.
  • Tuyệt đối không uống trà pha quá đặc, đã pha 2 nước hay pha qua đêm.
  • Để tránh gây mất ngủ, không nên uống sau 16 giờ.
  • Không uống lúc đói vì sẽ gây cồn ruột.
Nước chè tươi giảm nhiệt miệng
Nước chè tươi giảm nhiệt miệng

Trà đỗ đen, trà hạt sen

Nếu hỏi “Nhiệt miệng uống gì?” thì trà đỗ đen, hoặc trà hạt sen cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Đây đều là các loại thức uống giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt.

Nước khế chua

Vitamin C cũng có nhiều trong khế chua không thua gì cam. Chính vì thế, nước khế chua cũng giúp các vị trí có vết loét nhanh chóng hồi phục hơn nhờ tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn sát trùng. Với khế chua, bạn có thể ép lấy nước uống hoặc đun sôi lấy nước để súc miệng mỗi ngày.

Chắc hẳn bây giờ “bị nhiệt miệng uống gì?” không còn là nỗi băn khoăn của bạn nữa. Thay vào đó, tùy theo sở thích của mỗi người, bạn hãy chọn lựa loại thức uống phù hợp với mình để trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhé!

Làm cách nào để phòng ngừa nhiệt miệng?

Ông bà ta từ xưa đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh nhiệt miệng là một vấn đề cần quan tâm để tránh gặp phải tình trạng bị nhiệt miệng gây đau đớn rồi mới bắt đầu chữa trị. Các cách phòng ngừa nhiệt miệng sau đây thường được các bác sĩ khuyên nên áp dụng:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các loại rau củ quả tươi; ăn ít chất béo bão hòa, thay vào đó là sử dụng dầu oliu nhiều axit béo omega 3.
  • Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại thức uống như cà phê, nước ngọt,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày: đánh răng hằng ngày bằng bàn chải mềm, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý.
  • Cải thiện sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến bị stress.
  • Có thể tập yoga, thái cực quyền, các bài thiền hoặc tập hít thở sâu.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng
Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Với bài viết trên, câu hỏi “nhiệt miệng uống gì?” đã được My Auris giải đáp tận tình cho bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bệnh nhiệt miệng hoặc vết loét trong miệng hồi phụ quá chậm, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Phương Trang

Trả lời

chat zalo
messenger