Có nên trồng răng implant không là những câu hỏi rất nhiều người băn khoăn khi phải lựa chọn phương pháp trồng răng và cầu răng sứ trong trường hợp mất răng lâu ngày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những nỗi lo lắng trước khi bạn quyết định làm răng Implant.
Mục Lục
1. Có nên trồng răng Implant không?

Vậy, có nên cấy ghép Implant không? – Là những câu hỏi mà nhiều người lo lắng và có khá nhiều người review về phương pháp trồng răng Implant như đau nhức, khó chịu, hay những lời khuyên không nên cấy ghép implant vì tốn nhiều chi phí.
Với phương pháp trồng răng sẽ tốn nhiều chi phí. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn phương pháp làm cầu răng sứ để phục hình răng đã mất.
Tuy nhiên, vẫn một số người lựa chọn và rất hài lòng vì khắc phục được tình trạng tiêu xương hoặc thậm chí là tụt lợi. Vì phương pháp phục hình răng được sử dụng phổ biến trong các phương pháp trồng răng hiện nay.
Khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào vị trí mất răng. Lúc này xương hàm và trụ Implant được tích hợp thành một. Cấu trúc của trụ Implant có chức năng giống như răng thật, bao gồm: trụ Implant, khớp nối (abutment), mão răng sứ.
Với câu hỏi “Có nên trồng răng Implant không?” – Câu trả lời: Nên. Vì có cấu tạo giống răng sứ và có thể tồn tại vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc tốt cho răng miệng của mình.
2. Khi nào trồng răng Implant
Ưu điểm của phương pháp trồng răng Implant là an toàn, cải thiện được chức năng ăn nhai, đặc biệt là khắc phục được tình trạng mất răng lâu năm. Bên cạnh đó, việc trồng răng implant luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Song, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người để có giải pháp điều trị phù hợp cho các trường hợp dưới đây:
Răng hư hỏng
Trường hợp răng hư hỏng mà cấu trúc chân răng yếu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng về các bệnh lý của răng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng hư hỏng để tránh làm ảnh hưởng đến xương ổ răng.
Răng bị nha chu nghiêm trọng
Nếu răng bị viêm nha chu do vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt. Việc trồng răng Implant sau khi điều trị viêm nha chu sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng và tiêu xương lan rộng. Ngoài ra, còn ngăn được tình trạng tiêu xương kéo dài.
Mất răng lâu ngày
Mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hoặc thậm chí là tụt lợi. Với phương pháp trồng răng Implant sẽ là giải pháp an toàn để phục hình răng cho bạn.
Nếu bạn mất răng lâu ngày sẽ mất khá nhiều thời gian để cấy ghép Implant, trường hợp này bắt buộc ghép xương nhằm khôi phục xương hàm nếu bạn tiêu xương hàm khi mất răng.
Mất nhiều răng cạnh nhau
Ngoài trồng răng Implant thì phương pháp bắc cầu răng sứ (làm cầu răng sứ) được nhiều người biết đến cho trường hợp mất nhiều răng cạnh nhau. Xét về thời gian đối với phương pháp này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm hoặc thậm chí là tụt lợi. Đặc biệt khi bạn làm cầu răng sứ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian đi lại và chi phí.
Mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm sẽ dẫn đến tình trạng mất thẩm mỹ. Vì thế, giải pháp trồng răng sẽ là giảm pháp an toàn cho trường hợp mất răng. Bác sĩ sẽ đặt trụ 4 hay trụ 5 implant hoặc sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương răng mà bác sĩ đưa ra số lượng cần đặt trụ trong xương hàm.
Thời gian để cấy ghép Implant toàn hàm khoảng 4 – 12 tuần. Nếu bệnh nhân bị tiêu xương hoặc mất xương hàm thì cần thời gian lâu hơn.
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng hiện đại trong các phương pháp trồng răng hiện nay, Vì răng sứ Implant có cấu tạo giống như răng thật và tăng độ bền chắc, tăng tính thẩm mỹ cao.
3. Ưu điểm của phương pháp khi cắm trụ Implant

Cải thiện chức năng ăn nhai
Với khả năng tích hợp xương vì có cấu tạo giống răng thật. Răng Implant có độ bền cao. Bạn có thể thoải mái ăn nhai. Đặc biệt là tuổi thọ cao.
An toàn với cơ thể
Với thiết kế từ chất liệu Titanium tinh khiết, rất lành tính với cơ thể. Có khả năng tích hợp với xương hàm giúp chân răng của bạn sẽ vững chắc giống như răng thật.
Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và xô lệch răng
Trong các trường hợp mất răng, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh chóng. Vì tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra sau 6 tháng khi mất răng. Sau khi mất răng, sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, tụt nướu hay xô lệch hàm…và đặc biệt là bạn có thể mất thêm những chiếc răng khác do tình trạng xô lệch.
Trồng răng implant với phần trụ Titanium dễ dàng tích hợp với xương hàm đồng thời sẽ giúp trụ chắc chắn hơn. Chính vì vậy, có thể ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương cũng như xô lệch răng.
4. So sánh phương pháp làm răng: Implant và cầu răng sứ

Trồng răng Implant và cầu răng sứ là 2 phương pháp phục hồi răng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vì thế, mỗi phương pháp đều có đặc điểm và ưu điểm khác nhau
Giống nhau
- Có điểm chung là khả năng thay thế thay đã mất giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai.
- Tính thẩm mỹ cao.
Khác nhau
Làm thế nào để phân biệt thế nào là phương pháp trồng răng Implant và cầu răng sứ:
Tiêu chí đánh giá | Trồng răng Implant | Cầu răng sứ |
Cấu tạo | Có cấu tạo giống như răng thật. | Cầu răng không có chân răng chỉ cố định dựa vào hai răng liền kề răng đã mất. |
Độ an toàn | Không xâm lấn, không ảnh hưởng đến răng bên cạnh. | Cầu răng sứ phải mài răng để làm trụ, nên ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. |
Tuổi thọ | Tuổi thọ cao từ 10 – 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn | Tuổi thọ thấp từ 5 – 10 năm. Hoặc có thể kéo dài vĩnh viễn. |
Khả năng ăn nhai | Ăn nhai tốt, cảm biến thức ăn như răng thật. | Ăn nhai tốt. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng thức ăn dễ bị giắt vào kẽ. |
Tính tự nhiên | Khắc phục và phục hình được thân răng và chân răng nên tình trạng tiêu xương được cải thiện tốt. | Tình trạng tiêu xương xuất hiện sau thời gian sử dụng. |
5. Khi nào nên trồng răng Implant
Trồng răng Implant sẽ chống chỉ định cho một số trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 17 tuổi không nên cấy ghép Implant, vì ở độ tuổi này xương hàm chưa phát triển toàn diện.
- Phụ nữ đang mang thai không trồng răng Implant. Vì sau khi trồng răng, bệnh nhân cần uống thuốc chống viêm. Điều này, sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, đối với phụ nữ mang thai sẽ được bác sĩ khuyến cáo không nên cấy ghép Implant.
- Người có tâm thần rối loạn: Vì bệnh nhân trong trường hợp này dễ bị hoảng loạn, tâm lý luôn căng thẳng và lo lắng. Đặc biệt, người bệnh sẽ rất khó hợp tác với bác sĩ và tình cờ gây khó khăn trong quá trình làm răng Implant.
- Người mắc bệnh mãn tính: Mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cũng chống chỉ định khi cấy ghép implant. Vì những người này có lượng máu lưu thông không ổn định, ảnh hưởng đến tốc độ tích hợp xương và lành thương.
Vì thế, trước khi trồng răng implant bạn cần phải tìm hiểu trường hợp nào nên và không nên khi trồng răng Implants.
6. Chế độ ăn uống sau khi cắm Implant
Trong 2 tuần sau khi làm cắm răng Implant, khi vết thương đã lành lại. Bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường và bổ sung các dưỡng chất từ thịt, cá, rau xanh,.. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế nhai mạnh hoặc cắn xé quá nhiều.
Ngoài ra, bạn cần chú ý những thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành thương và trụ Implant mới cấy ghép.
- Hạn chế cà phê, nước ngọt, rượu bia hoặc thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem,…
- Hạn chế thức ăn quá cay, nóng, dai, hoặc chứa nhiều axit
- Tuyệt đối không hút thuốc lá sau 4 – 6 tuần sau khi cắm trụ Implant. Trong thành phần thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, có thể gây đào thải trụ Implant.
Bên cạnh đó, bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hạn chế sử dụng tăm tre. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa.. Chải răng nhẹ nhàng, và đặc biệt không chạm mạnh vào cùng cấy trụ.
Hy vọng bài viết này sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn đọc. Đồng thời có thể so sánh giữa hai phương pháp trồng răng và làm cầu răng sứ. Còn chần chừ gì mà không đến nha khoa My Auris để thăm khám và tư vấn cặn kẽ!
Kim Dung