Cách chữa bệnh hôi miệng với 5 mẹo đơn giản

cách chữa bệnh hôi miệng

Cách chữa bệnh hôi miệng luôn được mọi người quan tâm vì bệnh lý này liên quan đến sức khỏe răng miệng. Khiến bạn phải dè chừng và làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy trước khi chữa hôi miệng bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng. Vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Cùng nha khoa My Auris tìm hiểu và cách chữa hôi miệng này nhé!

1. Lý do khiến bạn gặp tình trạng hôi miệng 

Cách chữa bệnh hôi miệng

1.1. Do thực phẩm

Nguyên nhân hôi miệng do thực phẩm là sự phân hủy những mẫu thực phẩm và xung quanh răng có thể gây ra mùi hôi. Bên cạnh đó, khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều loại tinh dầu có mùi đặc trưng như hành, tỏi,.. hoặc các loại gia vị và rau củ quả cũng có thể khiến bạn có mùi hôi khó chịu.

1.2. Các vấn đề về nha khoa 

Vệ sinh răng miệng kém, nếu không chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Vì những mẫu thức ăn còn lại trong miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như hydrogen sulfide – có mùi tương tự trứng thối. 

Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh viêm nha chu, viêm nướu và sâu răng là những nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi. Đặc biệt, nhất là những người làm răng tháo lắp không được vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ để lại các mảng bám trên răng và tạo mùi hôi miệng.

1.3. Bệnh lý 

Khoảng 10% các trường hợp hơi thở có mùi hôi mà không bắt nguồn từ thức ăn, mà do mắc một số bệnh lý như ung thư dạ dày và rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra hơi thở có mùi đặc trưng. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường, suy gan và suy thận có thể gây mùi tanh các trong hơi thở của mình.

Thêm vào đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp, bệnh tâm thần hoặc bệnh đường tiết niệu cũng có thể gây trực tiếp đến tình trạng hôi miệng bằng cách làm khô miệng. 

1.4. Thuốc lá 

Hút thuốc lá gây khô miệng và gây ra mùi hôi rất khó chịu cho những người tiếp xúc gần với người hút thuốc lá. Bên cạnh đó, người hút thuốc lá còn có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, cũng là một trong những nguyên nhân khiến hơi thở của bạn khó chịu.

Cách chữa bệnh hôi miệng

2. Cách chữa bệnh hôi miệng có hiệu quả không? 

Với nhiều câu hỏi đặt ra rằng: “Liệu bệnh hôi miệng có chữa khỏi được không?” – Có. Nếu như bạn tìm ra nguyên nhân chính xác và từ đó có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Tùy vào tình trạng hôi miệng, bạn sẽ tìm ra cách điều trị dứt điểm chứng hôi miệng:

  • Điều trị từ nguyên nhân từ răng miệng như vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng sau khi ăn. Đặc biệt, điều trị các bệnh lý như răng sâu, viêm nướu, hoặc các bệnh lý trong khoang miệng. Thêm vào đó, bạn luôn giữ miệng luôn ẩm và đủ nước bằng cách uống nước lọc thường xuyên. Bạn cũng có thể dùng biện pháp cạo lưỡi, hãy cạo nhẹ nhàng tránh để lưỡi bị thương.
  • Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan và các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa,…
  • Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng một lần để cạo vôi răng và khám các bệnh về răng miệng là phương pháp tốt để bạn chữa được tình trạng hôi miệng dứt điểm.

3. Phương pháp nào kiểm tra được tình trạng hôi miệng 

Nha khoa My Auris mách nhỏ cho bạn 5 cách chữa bệnh hôi miệng đơn giản để bạn có thể tự nhận biết được hơi thở của mình: 

3.1. Thổi hơi vào một chiếc cốc rỗng 

Bạn cần chuẩn bị một chiếc cốc to và vừa bằng khuôn miệng. Bạn đặt khoảng cách giữa cốc và miệng tầm 2 – 3 phút. Sau đó, bạn thổi hơi vào chiếc cốc đó và kiểm tra bằng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi hay không.

3.2. Dùng chỉ nha khoa 

Dùng chỉ nha khoa bằng cũng là phương pháp giúp bạn làm sạch các mảng bám trên kẽ răng và đồng thời bạn có thể kiểm soát được hơi thở của mình. Đây cũng là mẹo hay mà vừa tiết kiệm vừa dễ thực hiện tại nhà. Bằng cách sau khi sử dụng chỉ nha khoa và kiểm tra bằng mũi để kiểm tra hơi thở của mình.

3.3. Kiểm tra bằng túi nilon 

Tương tự như cách đầu tiên, thay vì chúng ta dùng bằng cốc. Thì ta có thể thổi hơi vào túi nilon.

3.4. Kiểm tra bằng muỗng inox 

Lưỡi là nơi trú ẩn tiềm năng của rất nhiều vi khuẩn và cũng là nguồn gốc sản sinh ra vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng. Việc sử dụng muỗng inox và cào nhẹ trên mặt lưỡi để bạn có thể kiểm tra được tình trạng hơi thở của bạn.

3.5. Dùng máy đo hôi miệng 

Sẽ giúp bạn đo được nồng độ của hơi thở của bạn. Đồng thời, bạn có thể tự mình đưa ra phương pháp để khắc phục hơi thở của minh.

4. Phòng ngừa hôi miệng tái phát 

Phòng ngừa hôi miệng tái phát

Để phòng ngừa chứng hôi miệng tái phát bằng cách:

  • Đánh răng sau khi ăn: Bạn có thể mang bàn chải tại nơi làm việc để bạn tiện sử dụng sau khi ăn. Đồng thời, để hơi thở thơm mát bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa: Việc dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn và đồng thời giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng hơi thở của bạn.
  • Chải lưỡi: Vì lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa tích tụ. Việc chải lưỡi hằng ngày cũng giúp bạn ngăn chặn được tình trạng hôi miệng hiệu quả. Nếu bạn nhìn trong gương, thấy lưỡi của bạn có xuất hiện màu trắng trên mặt lưỡi là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Do vậy, cần làm sạch hằng ngày để ngăn chặn được tình trạng hôi miệng.
  • Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đang đeo niềng hay răng giả tháo lắp, bạn cũng nên vệ sinh khí cụ thật kỹ lưỡng và theo chỉ dẫn của nha sĩ. Thêm một điểm lưu ý hãy vệ sinh răng miệng và tất cả dụng này trước khi đưa vào miệng.
  • Tránh để miệng khô: Bằng cách hãy uống nước mỗi ngày. Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Đối với trường hợp khô miệng mạn tính, bác sĩ sẽ kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc một loại thuốc uống kích thích tiết nước bọt.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm có nhiều mùi như hành tây, tỏi hoặc các thực phẩm có nhiều đường cũng ảnh hưởng đến hơi thở.

Qua bài viết này, hy vọng giúp bạn tìm ra phương pháp kiểm tra được hơi thở của bạn. Đồng thời, giúp bạn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để giúp bạn lấy lại tự tin hơi thở thơm mát của chính mình. 

Kim Dung

Trả lời

chat zalo
messenger