Các quá trình niềng răng? Độ tuổi niềng lý tưởng

các quá trình niềng răng

Các quá trình niềng răng được nhiều khách hàng tìm đến phương pháp chỉnh nha nhằm khắc phục các khuyết điểm và sức khỏe của răng miệng. Nhờ đó, mang đến một hàm răng mới, đều đẹp và chắc khỏe. Vậy quá trình niềng răng cần phải trải qua các bước nào. Trong bài viết dưới đây, nha khoa My Auris sẽ giải đáp tất cả các chi tiết về quy trình niềng răng để bạn có thể yên tâm hơn khi quyết định niềng răng.

Các quá trình niềng răng được diễn ra như thế nào? 

Phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến nhằm khắc phục các trường hợp gặp khuyết điểm về răng như: răng hô, móm, răng lệch lạc,. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả cao nhất thì quy trình niềng răng đóng vai trò rất quan trọng. Các quá trình niềng răng được thực hiện lần lượt gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp X – quang 

Đây là giai đoạn đầu tiên bước vào quá trình niềng răng hay còn gọi là tiền chỉnh nha. Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp phim X – quang và lấy dấu hàm để kiểm tra mức độ sai lệch của răng. 

Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng chính xác, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thời gian và chi phí thực hiện.

Bước 2: Lên kế hoạch điều trị và lấy dấu hàm 

Sau khi bạn lựa chọn lựa chọn loại niềng răng phù hợp với tình trạng răng. Bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị phù hợp đến nắm được khả năng các răng dịch chuyển sau khi niềng.

Qua đó, giúp khách hàng có thể hình dung cụ thể các quy trình niềng răng của mình.

Bước 3: Điều trị tổng quát 

Sau khi đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ, sẽ tiến hành điều trị các vấn bệnh lý về răng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, nhổ răng đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng như lấy cao răng, đánh bóng răng,.. để đảm bảo răng miệng được sạch sẽ và an toàn.

Bước 4: Gắn mắc cài hoặc khay niềng 

Đây là các giai đoạn niềng răng tiếp theo của quá trình niềng răng là gắn mắc cài hoặc khay niềng trong suốt. Quá trình này, có thể kéo dài vài tiếng, để chắc chắn răng các mắc cài không bị bong hoặc tuột sau khi gắn.

Song song đó, để đảm bảo an toàn cho mắc cài, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và những điều lưu ý khi niềng răng mắc cài.

Bước 5: Theo dõi và điều trị theo từng giai đoạn niềng 

Tùy thuộc vào phương pháp chỉnh nha là mắc cài kim loại hoặc khay niềng trong suốt sẽ có thời gian theo dõi lịch tái khám khác nhau.

Đối với niềng răng bằng khay nhựa trong suốt, thời gian theo dõi là 7 – 10 ngày phải thay khay niềng mới. Ngược lại, niềng răng mắc cài truyền thống có thể kéo dài 2 tuần hoặc 1 tháng để siết răng định kỳ. Trường hợp, khách hàng có dấu hiệu bị dị ứng hay mắc cài bị rơi thì sẽ tiến hành lắp thêm cái mới.

Trong quá trình niềng răng, người niềng cần phải chú ý đến cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng cũng như thói quen ăn uống hằng ngày để duy trì kết quả niềng răng tốt nhất.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì 

Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng, thời gian ngắn hay dài sẽ tùy thuộc vào khung hàm của mỗi người. Tuy nhiên, sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn và chỉ định đeo hàm duy trì.

Mục đích đeo hàm duy trì giúp răng không chạy về vị trí cũ và cố định được vị trí mới khi niềng. Thời gian đeo hàm duy trì có thể kéo dài trong 6 tháng và đeo liên tục từ 20 – 22 giờ/ngày và tháo khay hàm khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Đối với những trường hợp cung hàm yếu, hoặc có thói quen tẩy lưỡi, thở bằng miệng thì cần phải đeo hàm duy trì vĩnh viễn để cố định răng.

các quá trình niềng răng
Kiểm tra răng miệng tổng quát trước khi niềng răng 

Một số lưu ý trước và sau quá trình niềng răng 

Trước khi niềng răng 

  • Xác định rõ tình trạng răng: Trước khi thực hiện các quá trình niềng răng, bạn cần phải lưu ý xác định tình trạng răng miệng để có thể lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp và tốt nhất.
  • Tìm hiểu các loại niềng răng: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp niềng răng như: niềng răng mắc cài kim loại, sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng trong suốt,. Mỗi phương pháp niềng đều có ưu và nhược điểm phù hợp với cấu hình răng và nhu cầu của mỗi khách hàng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chỉnh nha để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Để đảm bảo các quá trình niềng răng diễn ra an toàn, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng.

Sau khi niềng răng

  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách: Đây là vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu không chỉ áp dụng cho các niềng răng mà còn áp dụng hằng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng hằng ngày. Vì thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày rất dễ bám vào mắc cài, dây cung nếu không được vệ sinh. Lâu ngày sẽ hình thành các mảng bám gây ra tình trạng hôi miệng, sâu răng và các bệnh về nướu răng.
  • Chế độ ăn uống khi mới niềng răng: Những ngày đầu niềng răng, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc,.. vì sau khi gắn mắc cài bạn sẽ cảm thấy đau nhức hoặc bạn chưa quen với sự hiện diện của mắc cài hoặc dây cung. Sau khoảng 2 tuần đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung mắc cài bạn nên hạn chế ăn cứng và dai.
  • Làm theo lời dặn của bác sĩ: Trong quá trình niềng răng bạn cần phải nghiêm túc thực hiện theo đúng lộ trình của bác sĩ hướng dẫn và những lưu ý chăm sóc răng miệng để ca niềng của mình đạt hiệu quả nhanh chóng. 
các quá trình niềng răng
Độ tuổi lý tưởng để niềng răng?

Độ tuổi lý tưởng để thích hợp niềng răng?

Độ tuổi lý tưởng đế thích hợp để niềng răng? Về cơ bản, khách hàng có thể áp dụng phương pháp niềng từ 12 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không khuyến khích khách hàng niềng ở độ tuổi 35 – 50 tuổi, vì trong độ tuổi này xương hàm sẽ yếu hơn và hiệu quả chỉnh nha khám. Nếu trường hợp thực hiện niềng răng ở độ tuổi này, bác sĩ chỉnh nha sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, tư vấn kỹ về phương pháp để xem xét hiệu quả niềng trước khi thực hiện.

Song song đó, độ tuổi lý tưởng nên đi niềng răng là từ 12 đến 35 tuổi. Trong đó, thời gian vàng niềng răng hiệu quả tốt nhất là từ 12 đến 16 tuổi, khi các răng vĩnh viễn có thay thế hoàn toàn và các răng trong giai đoạn phát triển. Giai đoạn này không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn mà còn rút ngắn thời gian niềng. 

Nếu khách hàng không thể thực hiện ở giai đoạn vàng để niềng thì có thể thực hiện niềng răng ở độ tuổi 23 – 32 tuổi.

Ngoài ra, các đối tượng thích hợp để niềng răng là những người có nhu cầu cải thiện các khuyết điểm về răng, như:

  • Răng bị sai lệch khớp cắn 
  • Răng hô, vẩu
  • Răng móm 
  • Răng thưa 

Trong các quá trình niềng răng tại nha khoa My Auris. các bác sĩ chỉnh nha sẽ đồng hành và đưa ra lời khuyên hữu ích. Nếu bạn có thắc mắc hoặc gặp các vấn đề trong khi niềng răng, bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng, nhờ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và gặp trực tiếp với bác sĩ để điều chỉnh mắc cài, dây cung. Để biết thêm thông tin và tham gia tư vấn về các quá trình niềng răng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để đạt hiệu quả chỉnh nha cao. 

Kim Dung

chat zalo
messenger