Các loại hàm duy trì sau niềng răng – 3 lưu ý cần nhớ

Các loại hàm duy trì sau niềng răng - 3 lưu ý cần nhớ

Dù thực hiện điều trị niềng răng ở bất kỳ phương pháp nào, nếu muốn giữ cho răng được ổn định đều đẹp trên cung hàm, không bị xô lệch về vị trí cũ. Điều cần làm là phải đeo hàm duy trì sau khi tháo các loại khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên, các loại hàm duy trì sau niềng răng bao gồm những loại nào? Ưu nhược điểm là gì cho từng loại? Thông tin có trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về các loại dụng cụ hỗ trợ sau niềng răng.

Mục Lục

Tìm hiểu các loại hàm duy trì sau niềng răng

Niềng răng là kỹ thuật tác động lực lên răng thông qua hệ thống các mắc cài, dây cung để răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Mục đích điều chỉnh lại khớp cắn, tính thẩm mỹ một cách hiệu quả nhất. Thông thường bạn cần từ 1.5 đến 2 năm, tùy tình trạng răng. Sau khi kết thúc chỉnh nha, bạn cần dùng đến các loại hàm duy trì sau niềng để giúp răng không dịch chuyển về vị trí cũ.

Hiện nay, trong nha khoa sẽ có 2 loại hàm duy trì là hàm cố định và hàm tháo lắp. Tùy vào nhu cầu và sở thích của từng người mà bạn có thể lựa chọn sử dụng loại phù hợp.

Hàm duy trì tháo lắp bằng chất liệu nhựa trong suốt

Các loại hàm duy trì sau niềng răng - Hàm trong suốt tháo lắp
Các loại hàm duy trì sau niềng răng – Hàm trong suốt tháo lắp

Nếu bạn đã từng áp dụng kỹ thuật tẩy trắng răng tại nhà, bạn sẽ thấy thiết kế của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt gần giống với các máng tẩy trắng. Hàm duy trì niềng răng loại này được làm từ nhựa trong suốt và được chế tác dựa vào dấu hàm của từng người.

Ưu điểm

  • Hàm duy trì tháo lắp làm từ chất liệu nhựa trong suốt có khả năng ôm sát thân răng và đảm bảo đúng số đo của cung hàm, giúp giữ răng một cách hiệu quả.
  • Người bệnh có thể đeo hàm duy trì trong suốt 24 giờ mà không có cảm giác khó chịu, đạt tính thẩm mỹ cao và dễ dàng trong việc vệ sinh, ăn uống.

Nhược điểm

Với các loại hàm duy trì sau niềng có khả năng người dùng tự tháo lắp, nó sẽ là ưu điểm và cũng chính là nhược điểm. Nếu họ quên không đeo hàm duy trì sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả sau khi chỉnh nha.

Loại hàm duy trì tháo lắp làm từ kim loại

Hàm duy trì tháo lắp loại này được làm bằng dây kim loại, bác sĩ tiến hành gắn vào khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hay ở dưới lưỡi của người bệnh sau khi niềng.

Loại hàm duy trì tháo lắp làm từ kim loại
Loại hàm duy trì tháo lắp làm từ kim loại

Ưu điểm

  • Có khả năng cố định cao, kết cấu và dây kim loại của hàm luôn đảm bảo được độ chắc chắn và mang lại hiệu quả cao.
  • Hàm duy trì có độ bền cao, người dùng có thể sử dụng lâu dài và không cần thay cái mới.
  • Dễ dàng tháo lắp, bạn sẽ chủ động được thời gian đeo hàm, không lo ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Quá trình chăm sóc răng miệng được thực hiện dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những điểm nổi bật, hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ:

  • Vào khoảng thời gian đầu sử dụng, người dùng sẽ cảm thấy nó khá vướng víu và có cảm giác khó chịu.
  • Một số trường hợp còn gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
  • Khi vệ sinh răng miệng, bạn phải chú ý thực hiện cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vì hàm duy trì tháo lắp kim loại lỗ rõ trên răng. Do đó không đảm bảo tốt tính thẩm mỹ như hàm trong suốt. Đồng thời người dùng chỉ nên sử dụng vào ban đêm, nên thời gian để hỗ trợ răng ổn định của kéo dài hơn so với những loại hàm khác.

Hàm duy trì kim loại cố định

Hàm duy trì cố định được cấu tạo với một sợi thép có nhiều kích cỡ, hình dạng như thẳng hay xoắn và được gắn cố định vào bên trong của răng trước, với vật liệu Composite. Với loại hàm duy trì này, người dùng không thể tự ý tháo lắp mà chỉ có bác sĩ mới thực hiện được.

Hàm duy trì kim loại cố định
Hàm duy trì kim loại cố định

Ưu điểm

Hỗ trợ giữ cho răng được cố định và không bị chạy lại, hàm cũng rất hữu ích cho những trường hợp niềng răng phải nhổ răng.

Nhược điểm

Vì hàm duy trì loại này được gắn bằng Composite, do đó đôi khi nó vẫn có khả năng bị bung ra. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ để gắn lại, mặt khác trong khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng bạn cũng cần phải biết cách vệ sinh đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến môi và nướu trong khoang miệng.

Thời gian cần thiết để áp dụng đeo hàm duy trì

Thời gian cần thiết để áp dụng đeo hàm duy trì
Thời gian cần thiết để áp dụng đeo hàm duy trì

Dù bạn thực hiện niềng răng chỉnh nha với bất kỳ phương pháp nào thì vẫn cần sử dụng đến các loại hàm duy trì sau niềng răng. Theo chia sẻ từ bác sĩ, thời gian cần để đeo hàm duy trì là trong 3 đến 6 tháng đầu, đeo hàm liên tục từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. Khuyến nghị này được đưa ra dựa vào một số yếu tố như độ lệch lạc của răng, tuổi tác (người lớn sẽ cần đeo lâu hơn so với trẻ em) để hoàn tất thời gian điều trị.

Trong 6 tháng tiếp theo, bạn chỉ cần đeo hàm duy trì sau niềng vào mỗi tối. Đến khi đã đeo hàm duy trì được liên tục trong vòng 12 tháng, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng từ 3 đến 4 ngày trong tuần, chủ yếu đeo vào ban đêm khi ngủ.

Tại nha khoa My Auris, sau khi tháo niềng răng, bạn vẫn phải gặp bác sĩ thường xuyên để được theo dõi. Lúc này, thời gian đeo hàm duy trì là giai đoạn mà bác sĩ chỉnh nha sẽ được bác sĩ chẩn đoán chính xác, nhằm đảm bảo các răng ở vị trí ổn định và không bị dịch chuyển về vị trí cũ.

Những lưu ý khi đeo các loại hàm duy trì sau niềng răng

Các loại hàm duy trì sau niềng cần được đeo theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Đồng thời bạn cần lưu ý các điểm chính sau:

Những lưu ý khi đeo các loại hàm duy trì sau niềng răng
Những lưu ý khi đeo các loại hàm duy trì sau niềng răng

Vệ sinh răng miệng thường xuyên theo hướng dẫ và đúng cách

Vệ sinh răng miệng luôn là vấn đề quan trọng để bạn có được một hàm răng khỏe đẹp. Do đó, dù trong khoảng thời gian niềng răng hay đeo hàm duy trì bạn cũng nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

Vào những ngày đầu, khi đeo hàm duy trì đôi khi bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu và việc vệ sinh cần chú ý:

  • Hàm duy trì cố định: Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch các mảng bám trong khoang miệng. Hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nha chu,…
  • Hàm duy trì tháo lắp: Sử dụng các loại bàn chải lông mềm để vệ sinh nhẹ nhàng cho hàm rối đeo lai. Mặt khác, nếu sử dụng hàm tháo lắp bằng nhựa thì tránh dùng nước nóng hay các dung dịch tẩy rửa làm sạch khay. Quá trình thực hiện cần nhẹ nhàng để không làm hư hại và gãy khay.

Ăn uống khi đeo hàm duy trì

  • Vào những ngày đầu chưa quen với hàm duy trì, bạn nên ăn đồ mềm, lỏng như súp, cháo, sinh tố để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế và tránh ăn các loại đồ ăn cứng, dai làm ảnh hưởng đến răng, cũng như khiến răng bị xô lệch về vị trí ban đầu.

Thời gian đeo hàm 

Như đã nói trở trên, bạn cần đeo hàm theo thời gian mà bác sĩ chỉ định. Đeo đúng và đủ, tránh quên đeo để răng được ổn định và tránh các bệnh lý, khuyết điểm không mong muốn về sau.

Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về các loại hàm duy trì sau niềng. Tùy vào tình trạng, nhu cầu mong muốn của từng người mà bạn có thể lựa chọn loại hàm duy trì sau niềng phù hợp nhất. Mặt khác, thăm khám với bác sĩ My Auris, việc chỉnh nha niềng răng sẽ trở nên nhẹ nhàng. Đội ngũ bác sĩ tại đây sẽ hỗ trợ bạn hết mình, đưa ra kỹ thuật điều trị phù hợp và mang lại kết quả như mong đợi.

Yến Nhi

chat zalo
messenger