Các cách trồng răng giả phổ biến hiện nay

Các cách trồng răng giả phổ biến hiện nay

Tình trạng mất răng sẽ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Về lâu dài, nếu vẫn không được điều trị và khắc phục hiệu quả thì càng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ngoài biến chứng tiêu xương thường gặp thì các bệnh lý răng miệng, ăn uống khó khăn ảnh hưởng hệ tiêu hóa, sức khỏe ngày càng nặng. Nếu như mọi người đang tìm kiếm các cách trồng răng giả phổ biến hiện nay, đừng bỏ qua bài viết này nhé. 

Mục Lục

Trồng răng giả là gì?

Trồng răng giả là giải pháp thay thế răng mới trên cung hàm. Những răng mới này được thay cho răng cũ bị tổn thương, không có khả năng phục hồi hay bị mất răng. Trồng răng giả đều được dùng kỹ thuật trong nha khoa để thực hiện. Sau khi trồng răng giả, giúp cải thiện thẩm mỹ, nâng cao khả năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng. Đồng thời, còn giúp sự tự tin cao hơn trong giao tiếp, công việc, cuộc sống hằng ngày.

các cách trồng răng giả
Trồng răng giả là gì? 

Các cách trồng răng giả phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 3 cách trồng răng giả phổ biến: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng implant, mỗi cách đem lại ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng răng, số răng mất, sức khỏe, kinh tế mà lựa chọn phương pháp trồng răng giả phù hợp nhất. 

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm nền hàm hoặc một khung hàm làm bằng nhựa. Thiết kế hàm giả tháo lắp ôm sát lấy cung hàm thật của răng giúp đảm bảo ăn nhai. Phương pháp này ra đời lâu, cũng nhận được nhiều sự ủng hộ nhất là người cao tuổi không còn đủ sức khỏe thực hiện phương pháp khác. 

Phương pháp áp dụng cho những trường hợp mất nhiều răng hay toàn hàm. 

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp nhất trong số các cách trồng răng giả
  • Dễ dàng tháo lắp nên tiện lợi cho vệ sinh răng miệng và hàm giả
  • Cải thiện được chức năng ăn nhai, cảm nhận thực phẩm
  • Chất liệu an toàn, chuyên dụng trong nha khoa nên không gây kích ứng răng miệng

Nhược điểm

  • Hàm dễ rơi, rớt, lỏng lẻo sau một thời gian sử dụng
  • Tính thẩm mỹ không cao
  • Khả năng ăn nhai, chịu lực không cao, dễ bị gãy vỡ, biến dạng khi ăn thức ăn cứng
  • Sử dụng thời gian, dịch nước bọt thấm vào hàm có mùi khó chịu
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
  • Tuổi thọ sử dụng thấp chỉ khoảng 3-5 năm
Các cách trồng răng giả - hàm giả tháo lắp
Các cách trồng răng giả – hàm giả tháo lắp

Các cách trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp được lựa chọn hơn hàm giả tháo lắp vì tính thẩm mỹ. Cầu răng sứ cùng dùng kỹ thuật tiên tiến và hiện đại hơn để thực hiện phục hình răng mất. Để tiến hành, bác sĩ mài 2 răng làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. Dãy cầu sứ này gồm có nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau sau đó đặt cố định trên 2 trụ răng thật. 

Ví dụ như mất 1 răng thì cầu răng sứ gồm 3 răng gồm 2 răng làm trụ và 1 răng chính giữa thay thế răng đã mất. 

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ
  • Tuổi thọ cao hơn hàm giả tháo lắp, trung bình sử dụng từ 7-10 năm
  • An toàn trong môi trường khoang miệng và không gây ảnh hưởng sức khỏe. 

Nhược điểm:

  • Không thực hiện được cho răng cửa, răng nanh, răng hàm trong 
  • Độ bền, khả năng chịu lực không cao, cũng dễ bị vỡ, bể
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
  • Phải mài răng, gây xâm lấn răng bên cạnh. Về lâu dài, các răng này trở nên yếu, hư hỏng và mất răng theo
  • Chi phí cao
Các cách trồng răng giả - cầu răng sứ
Các cách trồng răng giả – cầu răng sứ

Trồng răng implant – các cách trồng răng giả

Trồng răng implant là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật, máy móc tiên tiến. Đặc biệt là tay nghề bác sĩ phải nhiều năm kinh nghiệm, xử lý tốt, kỹ thuật tốt để thực hiện. Đây là phương pháp hiện đại, thay thế răng mới tương tự như răng thật, đem lại nhiều ưu điểm hơn các phương pháp cũ. 

Trụ implant được cấy vào xương hàm, sau khi trụ tích hợp với xương hàm, bác sĩ tiến hành lắp mão sứ lên trên răng để tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh. 

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng ăn nhai, chịu lực, độ bền chắc cao
  • Trụ implant tích hợp vào xương hàm như chân răng thật tạo thành khối cứng chắc. Từ đó ngăn chặn được quá trình tiêu xương
  • Áp dụng cho hầu hết trường hợp mất răng 
  • Hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng
  • Tuổi thọ cao, lên đến 20-25 năm. Nếu biết cách chăm sóc và sử dụng đúng cách có thể dùng vĩnh viễn.

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  • Đòi hỏi sức khỏe người thực hiện
  • Chất lượng nha khoa 
Trồng răng implant - các cách trồng răng giả
Trồng răng implant – các cách trồng răng giả

Áp dụng các cách trồng răng giả bao lâu mới ăn uống bình thường?

Trồng răng giả xong mất bao lâu mới ăn được cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm sau các cách trồng răng giả. 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các kỹ thuật trồng răng giả cũng có sự cải tiến, phát triển vượt bậc hơn. Các phương pháp đều chế tạo răng giả có độ dày như răng thật, không gây hại tới mô nướu. Trồng răng giả với mục đích chính là cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ. 

Theo các bác sĩ, sau khi trồng răng giả khoảng từ 24 – 48 tiếng đã có thể ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên, thời gian khoảng 30 phút đầu sau khi trồng răng nên cẩn thận để răng có độ ổn định chắc chắn và tương thích với khoang miệng nên hạn chế ăn uống. 

Áp dụng các cách trồng răng giả bao lâu mới ăn uống bình thường?
Áp dụng các cách trồng răng giả bao lâu mới ăn uống bình thường?

Thời gian khoảng từ 24-48 giờ đầu sau khi trồng răng giả,  mối liên kết giữa răng giả và trụ chân răng chưa thực sự đủ mạnh để có thể chống lại những tác động ăn nhai lớn. Do đó, mà cần có chế độ ăn uống hợp lý, các thực phẩm dễ nuốt, mềm, để không gây nên lực nhai quá lớn. Đồng thời, cũng tránh thức ăn quá nóng hay quá lạnh trong thời gian này. 

Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn mọi người cũng biết được các cách trồng răng giả phổ biến hiện nay. Tùy vào nhu cầu, tình trạng răng mà mọi người lựa chọn phương pháp phù hợp nhất nhé. Nếu như vẫn còn băn khoăn, tìm hiểu thêm các cách trồng răng giả, hãy liên hệ nha khoa My Auris ngay nhé. 

Anh Thy

Trả lời

chat zalo
messenger