Ăn uống khi niềng răng thế nào khoa học và hợp lý?

răng sứ lava esthetic

Ăn uống khi niềng răng là vấn đề quan trọng với mục đích giữ gìn những chiếc mắc cài để duy trì lực kéo răng ổn định, đặc biệt không bị gián đoạn trong suốt quá trình chỉnh nha. Tuy vậy, thời gian đầu niềng răng bạn sẽ có cảm giác đau nhức hoặc cảm nhận được kích ứng nướu quanh răng và nướu. Vì thế, việc ăn uống khi niềng răng cũng là cách giúp bạn xoa dịu những cơn đau trong giai đoạn đầu chỉnh nha.

Mục Lục

Vì sao nên lên thực đơn cho những người mới niềng răng 

Sau khi niềng răng, các bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với mắc cài như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng với bộ khí cụ: mắc cài và dây cung sẽ khiến vướng víu, khó chịu, nên bạn sẽ có cảm giác cộm cấn khi ăn nhai, giao tiếp,..

Đây là dấu hiệu bình thường những ngày đầu niềng răng, khi bạn đã quen dần thì việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, bạn sẽ cảm thấy không đau mà ngược lại bạn cảm thấy thoải mái ăn nhai khi có sự xuất hiện mắc cài. 

ăn uống khi niềng răng
Vì sao lên thực đơn trong thời gian niềng răng

Tuy vậy, sau khi niềng răng, răng và hàm sẽ yếu hơn rất nhiều do mắc cài và dây cung bác sĩ nha khoa gắn cố định ở răng để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Vì thế, việc bạn quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng cũng như việc ăn uống cũng là cách giúp bạn “xoa dịu” những cơn đau khi chỉnh nha.

Mức độ đau nhức khi chỉnh nha, sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như độ nhạy cảm của răng, nhiều khách hàng sau khi niềng sẽ cảm thấy hơi đau, ê nhức ở mức độ nhẹ. Ngược lại, một số khách hàng niềng răng không hề cảm thấy đau nhức trong quá trình chỉnh nha.

Những ngày đầu niềng răng nên ăn gì?

Ăn uống khi niềng răng dùng những món ăn sau khi niềng sẽ đảm bảo yếu tố như: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn những món ăn như:

  • Các thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và sữa, sữa chua,..
  • Các món làm từ trứng vì trong trứng có chứa nhiều Vitamin D rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm không rắc hại vừa bổ dưỡng vừa có lợi cho cơ thể, đặc biệt không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai khi mới niềng răng. 
  • Các thực ăn đã được ninh chín, mềm như cháo, súp, bún, phở,.. 
  • Sử dụng các thực phẩm liên quan đến thịt nên chế biến cẩn thận, mềm, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn để thuận tiện cho quá trình ăn nhai không bị vướng vào mắc cài.
  • Các nhóm thực phẩm có màu xanh như rau xanh.
  • Các loại trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các loại kem, sữa, chocolate và các loại bánh cookies mềm.

Song song đó, bạn không nên ăn các đồ ăn cứng bởi vì sử dụng đồ ăn cứng, vì lúc này hàm phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn. Điều đó sẽ khiến bạn bị đau răng mà cấu trúc hàm đang trong quá trình dịch chuyển do sự siết chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, khiến khay niềng bị đứt hoặc bung ra. 

Đối với các trường hợp đeo niềng, việc ăn uống khi niềng răng sẽ cần cẩn thận và hoạt động ăn nhai cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với người bình thường. Do đó, khi niềng răng cần lựa chọn những thực phẩm mềm và dễ nuốt.

Ngoài ra, khi ăn nhai bạn cần “ăn chậm nhai kỹ” và vệ sinh răng miệng ít nhất 2 – 3 lần trong một ngày. Song song đó, bạn cũng nên bổ sung vitamin để hạn chế tình trạng lợi bị chảy máu. Nếu điều này xảy ra sẽ khiến răng bị chảy máu sẽ khó lành hơn bình thường.

Những thực phẩm cần tránh trong ăn uống khi niềng răng 

Để có một hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng sau khi tháo niềng. Vì thế, trong quá trình niềng răng, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Hạn chế bánh kẹo, các loại đường vì những thực phẩm này chứa nhiều đường, dễ phát sinh các mảng bám và gây sâu răng trong quá trình niềng răng. 
  • Thức uống soda và kẹo và hai thực phẩm chứa nhiều màu sắc nhân tạo khiến răng vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ. 
  • Trong quá trình niềng răng, bạn không nên sử dụng bia và rượu. Bởi vì 2 thực phẩm này sẽ khiến răng bạn ố vàng, đồng thời khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.
  • Đặc biệt các loại thức ăn nhanh như khoai tây nghiền, thức ăn chiên giòn như khoai tây chiên, gà rán, bạn cũng nên cân nhắc vì những thức ăn này chứa nhiều tinh bột dẫn đến tình trạng sâu răng nếu bạn không vệ sinh thật kỹ. 
ăn uống khi niềng răng
Hạn chế ăn đồ ngọt trong quá trình niềng răng

Gợi ý thực đơn trong ăn uống khi niềng răng 

Thực đơn 1: Súp gà, chuối 

Đây là món ăn có cách chế biến đơn giản nhưng đảm bảo các yếu tố về mặt dinh dưỡng cũng như hạn chế tối đa những tác động đến răng miệng trong quá trình ăn nhai. 

Ngoài ra, thịt gà chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, vitamin E,..Ngoài ra, súp gà có thể nấu cùng với bắp, nấm,.. giúp bạn dễ dàng thưởng thức ngon miệng.

Thực đơn 2: Trứng hấp mật ong hoặc rau củ.

Trứng hấp là món quen thuộc và dễ ăn hơn so với các thực phẩm khác. Đây là phiên bản mới lạ là trứng hấp mật ong hoặc bạn có thể kết hợp rau củ với hương vị đặc trưng của trứng.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp món tráng miệng với món sữa chua quen thuốc để kết thúc một thực đơn và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Thực đơn 3: Cháo tôm nấu với tôm 

Đây là món cháo giúp bạn thay đổi khẩu vị. Cháo tôm nấm rơm cà rốt là món ăn thuần chay nhưng vẫn đảm bảo bổ sung các dưỡng chất, đầy đủ vitamin cho cơ thể. Với vị ngọt từ nấm rơm và cà rốt được ninh nhừ cùng cháo tạo nên vị ngọt tự nhiên cho món ăn.

Thực đơn 4: Thịt bằm rau củ 

Món thịt bằm rau củ vừa đảm bảo protein mà còn cung cấp chất xơ hiệu quả mà không đem lại cảm giác bị ngán. Thịt bằm mềm kế hợp với các loại rau củ như cà rốt, khoai tây,.. 

Với những kiến thức mà nha khoa My Auris về chế độ ăn uống khi niềng răng. Đồng thời, nha khoa My Auris gợi ý những thực phẩm nên ăn và thực đơn giúp người niềng thoải mái trong việc ăn nhai. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage hoặc đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn trực tiếp.

Kim Dung

chat zalo
messenger