3 kỹ thuật trồng răng sứ phổ biến hiện nay

kỹ thuật trồng răng sứ

Trồng răng sứ là phương pháp khá phổ biến, được ưa chuộng hiện nay. Bởi phương pháp này giúp khắc phục tình trạng răng mấy, răng không còn chức năng để mang lại tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Cho đến hiện nay, có nhiều kỹ thuật trồng răng sứ, các kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng trong phục hình răng. Do đó, để hiểu rõ hơn các kỹ thuật trồng răng, cùng theo dõi bài viết này nhé. 

Kỹ thuật trồng răng sứ là gì?

Kỹ thuật trồng răng sứ trong nha khoa được hiểu là thực hiện các thao tác theo quy trình nhằm thay thế răng tổn thương với các chất liệu nhân tạo. Đây được xem là giải pháp cho những trường hợp gặp khuyết điểm trên răng, răng không phục hồi hay đã mất răng. Một khi mất răng hay răng gặp khuyết điểm sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt, khiến bạn tự tin rất nhiều. Ngoài ra, chức năng ăn nhai bị suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa và tổng thể khá lớn. 

kỹ thuật trồng răng sứ
Kỹ thuật trồng răng là gì?

Trồng răng là phương pháp giúp lấp đầy khoảng trống do mất răng với một chiếc răng giả, có thể bằng sứ, kim loại hay răng nhựa,… Sau khi trồng răng thì bạn cải thiện về tính thẩm mỹ, tự tin hơn trong công việc, giao tiếp, ăn nhai thoải mái hơn. 

3 kỹ thuật trồng răng sứ phổ biến hiện nay 

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các kỹ thuật trồng răng ra đời, trong đó có 3 kỹ thuật trồng răng phổ biến được áp dụng phổ biến và được nhiều khách hàng ưa chuộng.

  • Kỹ thuật trồng răng bằng hàm giả tháo lắp
  • Kỹ thuật trồng răng bằng cầu răng sứ
  • Kỹ thuật trồng răng bằng cấy ghép implant 

Kỹ thuật trồng răng sứ bằng hàm giả tháo lắp

Kỹ thuật trồng răng sứ bằng hàm giả tháo lắp được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân bị mất nhiều hoặc toàn bộ hàm răng mà chưa đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Và phương pháp này thường được bệnh nhân cao tuổi sử dụng nhiều hơn bởi không yêu cầu quá cao về tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Hàm giả tháo lắp được chế tác từ nhựa dẻo còn răng bên trên chất liệu là sứ. Sau đó, lắp toàn bộ hàm giả lên răng thật để giúp quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi. Đây là một trong những phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng với chi phí khá bình dân và dễ sử dụng. 

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp trồng răng khác
  • Thiết kế linh động, dễ tháo lắp
  • Dễ vệ sinh hàm giả

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao 
  • Khả năng ăn nhai chỉ 30-40% răng thật
  • Tính thẩm mỹ không cao
  • Hàm nhanh chóng lỏng lẻo, dễ rơi rớt
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
  • Tuổi thọ không cao, chỉ khoảng 3-5 năm.
  • Giảm sự nhạy cảm của khoang miệng với sự kích thích của thức ăn 
  • Dễ bị hôi miệng nếu vệ sinh không kỹ 
kỹ thuật trồng răng
Kỹ thuật trồng răng sứ bằng hàm giả tháo lắp

Kỹ thuật trồng răng sứ bằng cầu răng sứ

Kỹ thuật trồng răng bằng cầu răng sứ cố định trên hàm, để thực hiện trồng răng bác sĩ sẽ phải tiến hành mài 2 răng lân cận răng mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. Trong một dãy cầu răng sứ gồm nhiều răng sứ giống nhau nối liền. Tuy nhiên, kỹ thuật này thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mất ít răng từ 1-4 răng, bởi quá nhiều sẽ không hiệu quả và cầu sứ sẽ chịu áp lực lớn dễ bị đứt, nứt, gãy. 

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Chức năng ăn nhai được khôi phục đáng kể, khoảng 70% răng thật
  • Cảm nhận thức ăn tốt hơn, ăn ngon miệng hơn
  • Chất liệu sứ làm nên cầu sứ an toàn, lành tính nên không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng. 

Nhược điểm:

  • Trường hợp mất răng cửa, răng nanh hay răng số 7 thì áp dụng cầu sứ sẽ khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được. Bởi răng số 8 không đủ điều kiện để mài răng làm trụ nâng đỡ cầu sứ
  • Xâm lấn, tác động đến răng thật nên răng dễ hư hỏng, nhạy cảm
  • Không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm
  • Tuổi thọ từ 7-10 năm
  • Chi phí cao nhưng lại không bền dễ nứt, gãy và phải thực hiện lại nhiều lần. 
kỹ thuật trồng răng sứ
Kỹ thuật trồng răng sứ bằng cầu răng sứ

Kỹ thuật trồng răng sứ bằng cấy ghép implant 

Trồng răng implant được xem là bước tiến trong phục hình răng đã mất. Bởi kỹ thuật này hiện đại, có thể phục hình tối ưu cả thân răng lẫn chân răng. Do đó, sau khi trồng răng implant bạn sẽ có chiếc răng nhân tạo hoàn chỉnh như chiếc răng thật. 

Răng implant có cấu tạo gồm 3 phần: trụ implant, mão sứ, khớp nối Abutment. 

Để thực hiện, bác sĩ tiến hành cấy trụ implant vào xương hàm tại vị trí răng mất. Sau thời gian, trụ tích hợp thành khối cứng chắc như chân răng thật sẽ lắp mão sứ lên trên. 

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng ăn nhai cao, khôi phục gần 100% lực ăn nhai như răng thật
  • Có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm
  • Độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao nên đảm bảo sự cảm nhận thức ăn và ăn nhai thoải mái
  • Tuổi thọ cao, trung bình đến 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được bảo vệ và chăm sóc tốt. 
  • Phương pháp độc lập, không xâm lấn, ảnh hưởng các răng còn lại trên hàm
  • Bảo vệ răng tốt, hạn chế mắc các bệnh lý về răng miệng
  • Vệ sinh dễ dàng

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao 
  • Đòi hỏi điều kiện sức khỏe
  • Đòi hỏi kỹ thuật từ bác sĩ và trang máy móc hiện đại. 
kỹ thuật trồng răng sứ
Kỹ thuật trồng răng sứ bằng cấy ghép implant

Khi nào nên áp dụng kỹ thuật trồng răng?

Việc thực hiện kỹ thuật trồng răng là rất cần thiết để khắc phục tình trạng mất răng, do đó khi gặp phải tình trạng này nên trồng răng càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số trường hợp nên trồng răng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng: 

  • Bị mất một hoặc nhiều răng
  • Bị mất răng 1 hàm hay toàn hàm 
  • Răng thưa, răng có kẽ hở lớn, không đảm bảo thẩm mỹ, gây khó khăn cho việc nhai, nghiền thức ăn.
  • Răng bị sứt, mẻ, gãy nửa.
  • Răng bị ố vàng, xỉn màu, nhiễm màu.
  • Răng bị sâu nặng, không thể điều trị với các phương pháp thông thường,…
kỹ thuật trồng răng
Khi nào nên áp dụng kỹ thuật trồng răng?

Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ nha khoa My Auris để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé. 

Anh Thy 

chat zalo
messenger